Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Thể Nghiệm Tâm Linh Củng Cố Đức Tin, Phần 1/5

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Cái gì cũng thời gian, thời gian; giờ làm việc, giờ thức dậy, giờ đi học, giờ ăn, giờ uống thuốc, giờ đón tiếp cha mẹ hoặc gia đình, giờ để… ồ, như vậy hoài. Mọi lúc; giờ này, giờ kia, giờ nọ. Đây là mánh khóe của thế giới ảo tưởng này, khiến mình luôn cảm thấy căng thẳng.

Chào quý vị. Thật là một ngày đẹp trời! Đẹp hả. Chào. Ngày đẹp ha? (Dạ vâng.) ( Sư Phụ đẹp quá! ) Không lạnh sao? (Không ạ.) Đẹp hả? ( Dạ đẹp quá. ) Áo Âu Lạc (Việt Nam) đẹp. Chào. ( Sư Phụ đẹp. ) Cám ơn, cám ơn. Đẹp hả? (Dạ đẹp.) Bà ngoại Âu Lạc (Việt Nam) đẹp hả? Hồi xưa, họ nói là mẹ Âu Lạc (Việt Nam). Bây giờ thành bà ngoại rồi hoặc là bà nội rồi.

Tôi không mạnh mẽ như tôi nghĩ. Đôi khi thân thể tôi quá yếu đối với thế giới này, đối với tất cả năng lượng phấn khích và chấn động chộp giựt này. Chứ tôi ổn. Tôi đang cố gắng giữ mình khỏe mạnh. Tất cả quý vị, không phải châu Á, ổn chứ? (Dạ ổn.) Không ai cảm thấy có vấn đề gì chứ? (Dạ không.) Tốt, tốt. Hôm nay tôi thật sự mệt quá. Thân thể tôi yếu hơn tôi nghĩ. Dĩ nhiên, tôi không thể ra đây gặp quý vị và nói: “Gậy của tôi đâu rồi?” Nhưng tôi thật sự mệt bởi vì phải làm cho kịp nhiều việc và hôm nay cũng không làm được. Tôi làm những việc khẩn cấp nhất và phần còn lại vẫn đợi đây. Và có thể còn nhiều việc nữa, tùy vào ngày nào. Ngày nào cũng như thế này. Không nghỉ lễ, không nghỉ phép, không có cớ gì [để nghỉ]. Ngay cả khi đang bế quan, tôi vẫn cần lo liệu một số tài liệu quan trọng, khẩn cấp và chỉ giảm thiểu thôi. Nếu thật sự không quan trọng lắm, có lẽ tôi có thể liều và để họ làm. Nhưng những việc quan trọng, tôi vẫn cần phải lo. Tôi không nghĩ quý vị hiểu tôi đang nói gì. Bởi vì khi tôi ra gặp quý vị, tôi trông khỏe đẹp và ăn mặc lịch sự, nhưng quý vị không biết khi ở một mình, tôi chạy trong nhà, trong hang động hoặc trong phòng mình, chỉ để làm việc cho kịp. Bởi vì thời gian là vấn đề trên Địa Cầu. Ở thế giới này, chúng ta cứ phải chạy theo thời gian. Cái gì cũng thời gian, thời gian; giờ làm việc, giờ thức dậy, giờ đi học, giờ ăn, giờ uống thuốc, giờ đón tiếp cha mẹ hoặc gia đình, giờ để… ồ, như vậy hoài. Mọi lúc; giờ này, giờ kia, giờ nọ. Đây là mánh khóe của thế giới ảo tưởng này, khiến mình luôn cảm thấy căng thẳng. Biết làm sao đây? Nếu có thân thể này, quý vị phải sống với nó thôi.

Và tôi tưởng mình đi xuất gia thì chỉ cần thư thả, để phục vụ thế gian. Lý tưởng. Chỉ ngồi. Ngồi nơi nào đó, và tìm một vị Phật, như Phật Thích Ca Mâu Ni, rồi đi với Ngài. Khất thực gì đó, trở về, rửa bình bát và rồi thiền, ngủ. Giống như những gì quý vị đang làm bây giờ. Đây là kiểu đời sống của Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của Ngài. Nhưng quý vị còn sướng hơn. Quý vị có hai bữa ăn. Họ chỉ có một. Và quý vị chỉ đi ra vài mét để “khất thực”. Thức ăn luôn luôn sạch và sẵn sàng. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đi ra ngoài khất thực, thức ăn có thể không phải lúc nào cũng sạch. Cho nên, thậm chí vị tăng nào đó đã hỏi Ngài: “Phải làm gì nếu thịt…” Một số người không biết, họ cúng dường cả thịt. Ngài nói: “Lấy thịt ra rồi ăn phần còn lại”. Không chắc tôi làm vậy được. Vì vậy ngày nay, tôi là một ni cô hiện đại; tu sĩ hiện đại, họ sống dễ hơn. Nếu thịt đã có đó rồi, không biết tôi có lấy ra rồi ăn phần còn lại được không. Tôi không chắc có thể ăn vậy được. Có thể nếu đói bụng, dĩ nhiên mình sẽ không ngại nữa. Nhưng đôi khi thậm chí, họ nấu súp và có con côn trùng nhỏ bay vào trong súp và chết, tôi phải làm lễ táng cho côn trùng, chôn chú xuống đất, nhưng tôi không thể ăn món súp đó. Hoặc thậm chí trong trái táo, nếu có một phần nhỏ trong đó, có sâu hoặc bị hư, tôi không thể ăn phần còn lại. Chỉ là tôi quá mẫn cảm. Không phải chỉ bây giờ thôi. Hồi còn nhỏ, nếu có sâu trong canh hoặc rau sống, tôi không thể ăn phần còn lại. Vì thế, khi Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài không thật sự có đồ cúng dường tốt lắm. Về sau, có lẽ Ngài trở nên nổi tiếng hơn và mọi người… Như vào mùa mưa, Đức Phật và tăng đoàn không đi ra ngoài khất thực, vì vậy các đệ tử đến đạo tràng nấu cho họ. Như vậy thì tốt hơn nhiều. Mỗi khi đến mùa mưa, Đức Phật và tăng đoàn quanh Ngài ở trong nhà, bế quan ba tháng. Và mọi người đến cúng dường thức ăn. Như vậy tốt hơn. Tốt hơn nhiều so với khi họ phải ra ngoài khất thực; nhưng chỉ mùa mưa thôi. Thời gian còn lại [trong năm], họ ra ngoài khất thực, để có thể có cơ hội ban công đức hoặc nói chuyện với người tại gia và dạy họ điều gì đó. Nhắc nhở họ sống thiện lành và làm việc đạo đức.

Hôm qua một số người Âu Lạc (Việt Nam), viết thư. Tôi thậm chí chưa có thời gian để đọc thư nữa. Thật sự như vậy đó. Nhiều quốc gia hoặc nhiều người muốn mời tôi đi khắp nơi, làm điều này, điều kia, nhưng tôi thật sự không còn thời gian nữa. Mãi cho tới hôm qua tôi mới gặp chó của tôi, chỉ một lần. Những chó khác vẫn phải chờ. Và một chú chó không được khỏe. Chú lớn tuổi hơn và bị dị ứng. Và tôi chưa có cơ hội gặp, chỉ một lần. May mắn là tôi có một số thị giả giúp tôi, nhưng rồi họ phải hy sinh thời gian của họ bởi vì đây là… Chỉ một nữ xuất gia không có việc khác để làm, nhưng hai chàng trai lo cho chó, họ là thành viên trong đội ngũ Truyền Hình Vô Thượng Sư. Họ có công việc riêng để làm rồi. Và họ cũng phải giúp chăm sóc chó, vì có quá nhiều chó nên một nữ xuất gia lo không xuể. Và một chú bị bệnh, và chúng tôi phải trị liệu ánh sáng đặc biệt cho chú, thay vì chỉ dùng thuốc. Và trị liệu ánh sáng dường như có tác dụng. Với người cũng vậy, có tác dụng. Biết làm sao đây? Tôi thật sự thương quý vị rất nhiều. Thật sự muốn dành rất nhiều, rất nhiều thời gian với quý vị. Chỉ có điều thân thể tôi không khỏe như tôi nghĩ. Tôi mượn thân thể, thứ nhất; thứ hai, nó đã cũ, như chiếc xe, chiếc xe nhỏ [nhưng] chở quá nhiều người, nhiều người đi quá giang, nên thỉnh thoảng nó bị trục trặc. Ngoài ra, còn nghiệp nữa. Nhưng bây giờ tôi ổn. Khi gặp quý vị, tôi ổn. Chỉ hôm nay tôi cảm thấy hơi mệt và bị đau bụng. Nên tôi hỏi Thiên Đàng: “Tôi bị bệnh à? Tại sao tôi lại đau bụng?” Họ nói với tôi: “Bởi vì Ngài lo lắng”. Vậy, không phải bệnh, chỉ là lo lắng. Căng thẳng và lo lắng. Quá nhiều công việc và làm không xuể, và quá nhiều thứ để làm. Một người, không những một người, mà một người già. Chúng ta, há? Chúng ta, hai, ba người đây. Patricia, cô trông không già, không phải cô, hai người này, tóc bạc. Quý vị bao nhiêu tuổi rồi? ( Dạ con 55 tuổi. ) 55 tuổi. (Dạ 55. Cô ấy 60 tuổi.) Sáu mươi. Quý vị trẻ hơn tôi nhiều, nhưng đừng nói với ai.

Ban đầu, bác sĩ cho tôi rất nhiều thuốc, nhưng bây giờ tôi giảm xuống còn ba loại thôi. Không phải thuốc, thật ra; là loại thuốc bổ. Nhưng có điều đôi khi tôi quên uống. Mới đầu, tôi để trên bàn, bên cạnh nơi tôi ra vào, nhưng rồi tôi ăn ở ngoài trời. Thuốc này mình phải uống lúc ăn, rồi một loại thuốc [uống] sau bữa ăn. Và rồi tôi cứ quên hoài. Tôi nghĩ nếu để nó ngay đó, rồi tôi luôn luôn đi ngang qua, thì sẽ luôn luôn nhớ. Không đâu! Tôi nói: “Như vầy không tốt”. Tôi chuyển nó sang góc khác. Tôi nói: “Thế này mình sẽ không thể không thấy. Sẽ nhớ”. Thế mà vẫn không thấy! Sau đó tôi chuyển nó ra ngoài nơi tôi ngồi ăn. Tôi ăn, xong rồi chỉ đi mất. Thậm chí không thấy lọ thuốc ngay trước mũi của tôi. Chỉ vì, tâm trí của tôi ở nơi nào khác.

Hôm qua tôi đi ra ngoài chụp một vài tấm ảnh đèn Giáng Sinh đẹp. Rồi tôi thấy mấy đèn đẹp bên trong một cánh cổng. Nên tôi nghĩ, chúng tôi vào trong để chụp thêm vài tấm hình, nhưng mấy cái cổng này tôi đã vào trước đây rồi. Đó là cổng để tôi đi ra ngoài. Tôi tưởng tôi đến cái cổng kia nhưng không phải. Nên, tôi thậm chí bảo người lái xe: “Nếu đi cổng này, anh phải đi vòng đúng một vòng và rồi trở lại đây, rồi đi lên theo hướng khác, điểm giao nhau khác”. Anh ta nói: “Dạ không, thưa Sư Phụ. Chúng ta ở ngay đây rồi. Chúng ta vừa quẹo phải”. Và tôi nói: “Hả? Ồ nhỉ. Trông quen quen. Ồ thế sao? Vậy, tôi đã đến cổng đầu tiên, chứ không phải cổng thứ hai à?” Họ nói với tôi: “Dạ không, Sư Phụ, cổng đầu tiên”. Tôi nói: “Tại sao? Tôi tưởng đã đi vào cổng thứ hai”. Thật sự, như vậy. Và tôi nói: “Tại sao tôi lầm lẫn đến như vậy?” Họ nói với tôi: “Không sao, Sư Phụ, không có gì xảy ra”. Người lái xe rất tốt. Ờ, thật thế. Tôi tưởng đã đi vào cổng thứ hai. Tôi tưởng bên trong sẽ có nhiều đèn hơn, đèn Giáng Sinh. Tôi muốn giữ kỷ niệm. Nhưng rồi tôi đã ở ngay đó trên đường đi ra ngoài. Cái cổng mà tôi đi ra đi vô mỗi ngày. À, ít ra mỗi ngày trong tuần này, và trước đó nữa, nhưng tôi đã quên. Cổng có thể trông tương tự nhưng nó không giống nhau lắm. Một cổng rất lớn và được trang trí rất nhiều. Còn cổng kia chỉ có một phần, không có gì. Sao tôi có thể lầm lẫn được chứ? Tôi nhìn cổng thứ hai nhưng đi vào qua cổng thứ nhất. Và rồi tôi vẫn tưởng đó là cổng thứ hai. Tôi nói: “Tại sao đèn ở đây, chúng ta không trang trí nữa à? Hình như trước đây tôi thấy có mà”. Họ nói: “Chúng ta chỉ có thế thôi, từ trước tới giờ”. Và tôi hỏi: “Còn cổng kia thì sao? Nếu chúng ta lầm, đi vào nhầm cổng, thì mình trở lại cổng kia”. Anh ấy nói: “Nó cũng vậy, Sư Phụ, bên trong không có gì nhiều”. Bởi vì trước đây, khi tôi sống ở đó trên mái của nhà VIP, họ trang trí nhiều hơn, tôi đoán vậy. Bây giờ tôi không sống ở đó nữa, nên họ không trang trí nhiều lắm. Như vậy đấy. Mình có thể thật sự bận đến độ rối cả tâm trí. Nhưng không sao. Tôi chưa điên đến thế đâu. Vẫn còn hoạt động tốt và làm việc mỗi ngày. Nếu quý vị thấy mọi điều tốt đẹp trên truyền hình, đó nghĩa là Sư Phụ của quý vị vẫn còn khỏe. Ý tôi là không phải chỉ bài giảng của tôi, ý nói tất cả chương trình. Nếu tất cả đều trình chiếu tốt về ngữ pháp, hợp lý, thì đó là có Sư Phụ quý vị đằng sau, và đó có nghĩa Bà ấy vẫn còn khỏe ở đây. Cho nên Bà ấy mới có thể giúp kiểm tra và chỉnh sửa. Nếu quý vị không có chương trình nào hoặc câu hỏi nào, thì chúng ta làm gì đây?

( Con xin chia sẻ thể nghiệm với Sư Phụ? ) Nói đi. ( Khoảng mười năm trước khi con ở tại Abu Dhabi và đang thiền. ) Abu Dhabi! Anh từ Abu Dhabi à? ( Dạ, hồi đó con ở đó. ) Anh không ở đó nữa sao? ( Không ạ, bốn năm rồi con ở Ấn Độ. ) Bây giờ anh ở đâu? Ấn Độ. ( Dạ Ấn Độ. ) Anh trở về nhà. (Dạ phải.) Ờ. ( Dạ thì, trong khi đang thiền, con cảm thấy con mất kiểm soát cơ thể. Nên, từ ghế thiền, con đi đến giường. Ngay lúc con leo lên giường, một lực xoáy sáng ngời phóng vào phòng con. ) Một lực. (Lực, vâng.) Lực lượng. (Lực lượng, vâng.) Một lực lượng nào đó. Lực lượng xoáy phóng vào phòng anh. (Dạ, lực lượng xoáy. Hơi tối. Linh hồn con ra ngoài [thân thể] và đi về hướng (Lực đó.) lực lượng sáng đó. Rồi con nghe một giọng nói: “Anh đi đâu đó?” Giọng nói của vợ con. Nhưng cô ấy cách chỗ con 4.000 km. Thế nên, con nghĩ: “Ai đây?” Giây phút con xoay lại, thì linh hồn con lại nhập vào thân thể. Và rồi lực lượng sáng biến mất. Con không hiểu toàn bộ hiện tượng. Xin Sư Phụ giải thích cho con biết thể nghiệm đó chính xác (nghĩa là gì)? ) Tôi cũng đâu biết. Anh thấy mà bây giờ anh hỏi tôi, mà thậm chí cũng đã lâu rồi, ở “Abu Dhabi”. Tôi chưa bao giờ đến đó. Đây thật sự là yêu cầu quá mức đối với một phụ nữ cao niên. Tôi chưa bao giờ đến “Abu Dhabi”. Có ai đến đó chưa? Tốt, có lẽ là cái gì đó không được trong sạch 100%, và [lúc đó] tìm cách gây rắc rối cho anh. Nhưng vì anh nghe giọng nói nên anh tỉnh lại, rồi anh trở vô [thân thể], nên nó ổn. Tại sao lại bận tâm nó biến đi đâu? Tôi đâu biết. Tôi không bao giờ đuổi theo các thứ xem chúng đi đâu. Nó đi mất thì tốt. Đừng bận tâm. Đôi khi trong một vùng lạ nào đó, điều gì đó có thể xảy ra. Đừng lo. Anh có cảm ơn vợ anh không? ( Dạ con đã cảm ơn cô ấy. ) Được rồi, tốt. ( Cô ấy nói cô ấy không muốn mất con. ) Dĩ nhiên không. Cô ấy thương anh. Hãy vui vẻ. Ngay cả trong lúc xa nhau, cô ấy vẫn nhớ anh. Hoặc có thể anh nhớ cô ấy. Hai người quý vị rất thân thiết với nhau và như vậy tốt. Quý vị có thể giúp nhau. ( Cảm ơn Sư Phụ. ) Không có chi.

Xem thêm
Tất cả các phần  (1/5)
1
2020-07-08
11391 Lượt Xem
2
2020-07-09
9307 Lượt Xem
3
2020-07-10
8043 Lượt Xem
4
2020-07-11
9675 Lượt Xem
5
2020-07-12
7395 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android