Có một điều tôi rất tiếc là chúng ta phải chiếu quá nhiều về người-thân-động vật đau đớn. (Dạ đúng.) Và điều đó thực sự làm tim tôi quặn thắt. Và đôi khi tôi thực sự bị đau tim, đau thật – như đau cổ, bị tức ngực này nọ. (Ồ.) Về mặt thể chất, bởi vì nỗi đau khổ quá nhiều. Dù chỉ bằng hình ảnh, cũng có thể khiến mình quằn quại. Và đôi khi tôi hét to để giải tỏa cơn đau.
(Kính chào Sư Phụ.) Chào. Sao quý vị biết là tôi? Mọi người khỏe không? (Dạ chúng con khỏe. Chúng con khỏe, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ. Sư Phụ khỏe không ạ?) Quá nhiều người nói cùng một lúc, tôi không nghe được quý vị nói gì. Nói gì vậy? Tôi hỏi tất cả quý vị có khỏe không? (Dạ khỏe, thưa Sư Phụ. Chúng con đều khỏe. Xin cảm ơn Sư Phụ.)
Con trai, bây giờ anh đỡ hơn chứ? (Dạ con khỏe, thưa Sư Phụ.) Tốt, tốt. Ngoài đó không lạnh quá chứ? (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Tôi đã hỏi họ. Họ nói là đã đưa cho anh một máy sưởi, và anh có chăn. (Dạ đúng.) Và một cái giường. (Dạ.) Anh chỉ cần có thế thôi. (Dạ vâng, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ.) Và điều quan trọng là anh sẽ sớm cảm thấy khỏe hơn. [Khỏe hơn] rồi, phải không? (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Khoảng 100% hay bao nhiêu? (Dạ 95%, thưa Sư Phụ.) Chín-mươi-lăm thôi. Được, tốt. Anh tiếp tục hồi phục cho tới hơn 100%. Nhé? (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Nhưng anh đang ở với mấy nam đồng tu, dù là khác phòng, nên anh không sao, phải không? Không cảm thấy cô đơn, phải không? (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Mà anh cũng quá bận rộn, đâu thể cảm thấy cô đơn, phải không? (Dạ phải.) Tất cả chúng ta đều quá bận rộn, không thể cảm thấy nhiều về bất cứ gì mà thế giới muốn chúng ta cảm thấy. Chúng ta cảm thấy điều mình muốn cảm thấy. Đúng không? (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.)
Được. Vậy mọi người khác thì sao? Quý vị có chăm sóc anh này chu đáo không? (Dạ có, thưa Sư Phụ. Dạ có, thưa Sư Phụ.) Cho anh ấy đầy đủ những thứ cần thiết để anh ấy hồi phục nha. Bảo anh ấy ăn nhiều trái cây. Ăn nhiều trái cây nhé, con trai? (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi vẫn cảm thấy như anh là một cậu bé. Không biết tại sao tôi luôn bảo các nam đồng tu của anh: “Này, hãy cho cậu bé đó ăn nhiều trái cây”. Và rồi tôi nhận ra anh ta không còn là cậu bé nữa. Bây giờ anh ta đã lớn. Anh ta nhận trách nhiệm làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư, và anh ta đang làm giỏi. Có khi không giỏi, nhưng có ai mà chẳng có lúc làm phiền tôi? Vì tôi ở đây để lãnh rắc rối mà.
Rồi tôi nói về anh này: “Ồ, anh ta không còn là cậu bé nữa. Tại sao tôi vẫn cảm thấy như anh ta là cậu bé? Anh ta không còn là cậu bé nữa mà. Bây giờ anh ta đã lớn rồi. Có thể đi bầu cử được rồi”. Vậy, bây giờ anh ta là cậu bé lớn. Tôi nghe quý vị không rõ lắm. Quý vị đang cười hay khóc? (Con đang cười, thưa Sư Phụ. Dạ đang cười. Dạ.) Mọi người đang cười hả? Tôi không nghe được nhiều. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Có lẽ đường truyền không được tốt lắm. Không sao. Sẽ ổn thôi. Cuối cùng cũng luôn luôn ổn, nhờ cách nào đó. Để tôi chỉnh điện thoại lại để nghe lớn hơn một chút. Có nghe tôi rõ không? (Dạ rõ, thưa Sư Phụ. Dạ.)
Vậy, mấy người khác thế nào? (Chúng con khỏe, thưa Sư Phụ. Chúng con khỏe ạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Tôi rất vui khi nghe thế. Hồi nãy quý vị nói gì khác? Tôi nghe không rõ. Là gì vậy? (Sư Phụ khỏe không ạ?) Ồ, “Sư Phụ khỏe không?” Tôi khỏe không? Tôi phải tự hỏi lại. “Ngài khỏe không? Sư Phụ khỏe không?”
Nghe này, tôi đang làm việc trong một hoàn cảnh rất căng thẳng. (Ồ.) Bởi vì tôi cứ phải dời nhà, và đôi khi không có đủ thiết bị, và ở một mình cũng rất bận rộn. Mỗi thứ nhỏ nhặt mình cũng phải lo. Nhưng tôi vui là có thể nói chuyện với quý vị, vẫn có thể giúp chút gì có thể cho Truyền Hình Vô Thượng Sư cũng như cho thế giới. Tôi vẫn rất buồn mỗi ngày vì phải xem các chương trình. Tôi phải kiểm duyệt, phải chỉnh sửa, và lúc nào cũng thấy có người-thân-động vật bị đau khổ và con người đau khổ – và lòng tôi quặn thắt. Nhưng chúng ta phải tiếp tục hy vọng một ngày nào đó tình trạng sẽ tốt hơn. (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ, hy vọng vậy.) Được rồi.
Quý vị có mọi thứ mình cần chứ? Thức ăn ngon và mọi thứ, phải không? (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ, chúng con có đủ. Dạ.) Và hãy bảo trọng nha. Quý vị phải ăn. Ít nhất là phải ăn sáng. Cho dù quý vị có thể ăn tối hoặc ăn trưa muộn vào buổi chiều, nhưng cũng phải nên ăn sáng. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì nếu quý vị ăn sáng, thì sau đó những bữa ăn khác sẽ ngon miệng hơn sao đó. (À. Đúng ạ.)
(Sư Phụ có ăn như vậy không ạ?) Không. Có Trời biết – không. (A.) Tôi không thể đều đặn theo cách tôi muốn quý vị làm hoặc chính tôi muốn làm. Hầu hết, mỗi ngày ăn một bữa. (Dạ hiểu. Dạ hiểu.) Tôi ăn vẫn thấy ngon. Chỉ là ăn ít hơn. Nếu không ăn sáng, mình sẽ ăn ít hơn. Ít hơn, bởi vì sao đó ít thích ăn hơn. Không biết nữa. Có lẽ chỉ với tôi. Và vào buổi chiều, nếu cảm thấy cơ thể không khỏe thì có lẽ tôi ăn thêm chút gì đó, như là trái cây. (Dạ.) Phải, thế thôi. Nếu không thì chỉ ăn một bữa thôi. Thực sự cũng đủ tốt rồi.
Và tôi ăn không đúng giờ. Tôi cứ làm việc ráng, thực ra đó là lỗi của tôi. Tôi có đồ ăn, có thức ăn. Có thể không ngon bằng khi họ nấu cho quý vị và thức ăn đã sẵn sàng và nóng này nọ. Nhưng tôi có thức ăn. Tuy nhiên, tôi cứ làm việc ráng. Có khi tôi làm việc quá sức và quên ăn. (Ồ.) Tôi nghĩ quý vị cũng vậy. Thỉnh thoảng, phải không? (Dạ. Thỉnh thoảng. Dạ.) Thường thì tôi cứ làm việc ráng. Bởi vì tôi làm cho các chương trình Truyền Hình Vô Thượng Sư của chúng ta. Rồi tôi cứ làm ráng. Tôi nói: “Ồ, làm xong việc này đã, rồi sau đó đi ăn”. Và rồi, sau khi làm xong việc, thì quên là mình nên đi (ăn) – rồi tôi làm chương trình khác. (Ồ.) Tôi quay sang làm chương trình khác. Và rồi, cứ làm ráng: “Ồ, sẽ xong sớm thôi”. Tôi nói như thế.
Cho nên khi nhớ được, thì lúc đó đã muộn. Muộn hơn lúc tôi nghĩ mình nên ăn. Nhưng không sao, vẫn ổn. Tôi vẫn còn sống, nên cũng chẳng sao. Nhưng quý vị cần phải ăn. Phải ăn. (Dạ, thưa Sư Phụ. Cảm ơn Sư Phụ.) Quý vị ăn bởi vì quý vị cần các công cụ vật chất để tăng cường trí lực, sức lực của mình để có thể làm công việc đầy thử thách mà quý vị đang làm. (Dạ, Sư Phụ. Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.)
Bởi vì đôi khi chúng ta phải làm việc đúng giờ, bởi vì chương trình không thể nói: “Ồ, năm sau, hai năm sau”, hoặc, “Vào ngày sinh nhật của tôi, tôi sẽ làm”. Không phải như vậy. Cần phải phát sóng chương trình mỗi ngày. Mỗi ngày và đúng giờ. (Dạ, thưa Sư Phụ. Chính xác ạ.) Bởi vì thế giới đang chờ xem các chương trình của chúng ta. Hoặc tôi nghĩ là họ chờ. Quý vị có nghĩ là họ chờ không? (Dạ có. Chúng con nghĩ vậy. Dạ.) Bởi vì thỉnh thoảng họ viết thư cho tôi. Và họ nói rằng họ thích xem Truyền Hình Vô Thượng Sư của chúng ta. Có ích cho họ bằng cách nào đó.
Có một điều tôi rất tiếc là chúng ta phải chiếu quá nhiều về người-thân-động vật đau đớn. (Dạ đúng.) Và điều đó thực sự làm tim tôi quặn thắt. Và đôi khi tôi thực sự bị đau tim, đau thật – như đau cổ, bị tức ngực này nọ. (Ồ.) Về mặt thể chất, bởi vì nỗi đau khổ quá nhiều. Dù chỉ bằng hình ảnh, cũng có thể khiến mình quằn quại. Và đôi khi tôi hét to để giải tỏa cơn đau.
Và tôi phải cảm ơn tất cả quý vị, ý nói trong nhà, ngoài nhà, khắp mọi nhà làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư, rằng đôi khi quý vị phải chiếu tất cả hình ảnh này, sự hung ác khủng khiếp – để cho thế giới thấy tất cả sự tàn ác này qua các chương trình. Và tôi tin chắc nó cũng mang lại cho quý vị rất nhiều đau đớn, buồn phiền. Nhưng chúng ta phải làm thôi, vì trước đây ít khi chúng ta làm điều đó, và bây giờ thì phải đưa lên cho mọi người thấy, để khi họ xem, họ thấy được hoàn cảnh thực tế. Điều đó có thể thức tỉnh họ.
Bây giờ mình thay đổi chiến thuật. Trước đây chúng ta không chiếu, bây giờ thì phải chiếu. (Dạ hiểu. Vâng ạ.) Và trước đây, tôi thường nói chuyện tế nhị, còn bây giờ thì đôi khi tôi không nói tế nhị nữa. Tôi nghĩ thay đổi chiến thuật để xem có hiệu quả không. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Giống như hầu hết Minh Sư, các Ngài không mặc y phục đẹp và đeo nữ trang này nọ. Còn tôi thì làm vậy. Tôi làm, chỉ để xem có hiệu quả hay không, bởi vì theo cách ngược lại thì thấy không hiệu quả lắm. Vì vậy, tôi nghĩ thay đổi để xem có hiệu quả không.
Sao cũng được. Làm sao biết được là theo cách đó hay theo cách này thì có hiệu quả? Chúng ta chỉ cố gắng hết sức mình. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Và mặc dù quý vị sống như người xuất gia – độc thân và làm việc rất chăm chỉ, tận tâm cống hiến… tôi không nói những ai mà tôi đang nói chuyện. [Mà là] tất cả quý vị. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ. Dạ, Sư Phụ.) Khắp nơi trên thế giới. Tận tâm làm việc cho Thượng Đế, để làm thế giới này tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, quý vị không mặc tăng phục, không cạo đầu. Một số thì có. Cứ làm vậy nếu muốn – đối với tôi không có gì khác biệt.
Tôi chẳng màng đâu. Nhưng có lẽ tôi sẽ phải gọi quý vị là “thưa ngài”. Có làm quý vị thấy vui hơn không? (Dạ không cần ạ. Không đâu, thưa Sư Phụ.) Thay vì chỉ gọi quý vị: “Ôi cưng”, “đội ngũ của tôi”. Rất bình thường. Hoặc thậm chí, “con trai của tôi” hoặc “cậu bé của tôi”. Quý vị thích được gọi thế nào hơn? (Dạ chúng con thích mấy từ thân mật đó để cảm thấy gần gũi hơn với Sư Phụ khi Ngài gọi chúng con như vậy.) Tôi nghe không rõ lắm. (Chúng con cảm thấy gần gũi hơn khi Ngài gọi chúng con là “cậu bé của tôi” hoặc “đội ngũ của tôi”. Những từ thân mật này nghe hay hơn nhiều,) Ồ. (và chúng con cảm thấy giống như gia đình hơn.) Vậy à? (Vâng ạ.)
Còn “con trai tôi” thì sao, còn thân mật hơn nữa ha. Tôi không biết, chỉ gọi quý vị vài lần, ý nói, đồng tu nam khác vài lần như vậy, nhưng tôi cảm thấy kỳ cục khi gọi ai đó là “con trai tôi”. Tôi không biết, các linh mục và nhà sư mà tôi từng nghe họ, hoặc các vị thầy khác, họ nói: “Ôi con trai tôi thế này, con gái tôi thế kia”. Họ dùng dễ dàng như vậy, không biết sao tôi không cảm thấy dễ khi gọi quý vị là “con trai tôi” hoặc “con gái tôi”. Không hiểu tại sao. Nếu gọi quý vị là “con trai tôi”, tôi cảm thấy như xem nhẹ quý vị. Quý vị cũng là Phật. Bên trong quý vị là Phật, và cũng là con cái của Thượng Đế. Tôi không có con cái nào cả, chỉ Thượng Đế có con cái thôi. (Dạ đúng.) Thượng Đế là Đấng duy nhất tạo ra con cái và thật sự có con cái. (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ. Dạ, Sư Phụ. Dạ, đúng vậy ạ.)
Nào, tôi hy vọng quý vị cảm thấy khỏe mạnh và có đủ thức ăn và mọi thứ quý vị cần. Quý vị nên như thế. Hãy tự chăm sóc cho mình nha. (Dạ, Sư Phụ. Dạ, chúng con làm vậy ạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Quý vị có mọi thứ quý vị cần. Ý nói, quý vị có đủ hỗ trợ tài chính để có thể tự lo cho mình. Hãy mua những thứ quý vị cần, chỉ những thứ cần thiết, chứ không phải những thứ không cần, bởi vì nếu lại phải chuyển nhà nữa thì… Quý vị hiểu ý tôi nói, đúng không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Với tất cả máy móc, tất cả máy vi tính, tất cả màn hình lớn của quý vị, ba hoặc bốn cái. Và dọn hoài không xong, phải không? (Dạ phải.)
Ngay cả tôi cũng cảm thấy mệt mỏi khi di chuyển mọi thứ, bởi vì tôi phải di chuyển quá nhiều thứ. Nếu đó là đồ dùng cá nhân của tôi, thì tối đa chỉ là một hành lý xách tay. Nếu không thì, cũng giống như ở Hy Mã Lạp Sơn trước đây – chỉ một túi xách đeo trên vai. Túi của nhà sư đó, “mankha”, túi vải của nhà sư. (Vâng.) Thế thôi. Thật vậy, không phải là túi lớn, mà là túi nhỏ. (Dạ, Sư Phụ. Dạ.) Kích thước nhỏ, như túi xách tay nhỏ. Không phải nhỏ xíu, nhưng ý nói, như cỡ trung bình. Dài khoảng 15 cm, cỡ đó. Có lẽ là 20? Không, nhỏ hơn 20. Có thể dài 20 cm và rộng 15 cm. Vậy, quý vị biết đó. (Dạ, Sư Phụ.)
Bởi vì tôi không cần nhiều. Không cần gì nhiều. Ồ, còn bây giờ, Trời ơi… Bây giờ nếu tôi dọn nhà, mỗi lần dời nhà, tôi cảm thấy là mình dọn cho cả một gia đình lớn hoặc gì đó. Rất, rất, rất mệt mỏi. Và trên đường đi không phải lúc nào cũng dễ làm việc, với internet và mọi thứ. Có khi không có internet, có khi phải đợi mấy ngày mới có, may mà tôi vẫn có thể bắt kịp quý vị. (Vâng, thưa Sư Phụ.) Tôi không bao giờ trễ, phải không? (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Có lẽ vào phút cuối, như: “Phát sóng tối nay, xin Sư Phụ làm nhanh!” Nhưng vẫn không trễ, phải không? (Dạ không, không trễ.)
Và quý vị biết phải làm gì, nhỡ ra tôi trễ. Dù sao tôi chưa bao giờ trễ. Cho tới nay, phải không? (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Ờ, vậy, Sư Phụ của quý vị là người làm việc thực sự siêng năng. Người đồng đội làm việc siêng năng. Quý vị không thể rầy tôi vì bất cứ điều gì, phải không? (Dạ không, thưa Sư Phụ.) Đố quý vị dám! Tôi không phiền đâu. Nếu tôi sai, quý vị cứ nói với tôi. Để tôi có thể cải thiện nhé?