Có một ông vua rất giàu và có mọi thứ ông muốn, nhưng ông cảm thấy vẫn chưa đủ. Nên vua yêu cầu quốc sư tặng ông một chiếc nhẫn, hoặc một thứ gì đó, nhẫn hoặc vòng đeo tay, mà có tác dụng rất, rất đặc biệt. Như là nếu ông vui mà đeo nhẫn hoặc vòng đeo tay đó, thì nó sẽ khiến ông buồn. Còn nếu ông buồn mà nhìn vòng đeo tay đó, thì nó sẽ khiến ông vui.
Quý vị muốn nghe truyện nào, thì có truyện nấy cho quý vị. Có một ông vua rất giàu và có mọi thứ ông muốn, nhưng ông cảm thấy vẫn chưa đủ. Nên vua yêu cầu quốc sư tặng ông một chiếc nhẫn, hoặc một thứ gì đó, nhẫn hoặc vòng đeo tay, mà có tác dụng rất, rất đặc biệt. Như là nếu ông vui mà đeo nhẫn hoặc vòng đeo tay đó, thì nó sẽ khiến ông buồn. Còn nếu ông buồn mà nhìn vòng đeo tay đó, thì nó sẽ khiến ông vui. Cũng giống như bình giữ nhiệt. Đồ nóng thì giữ cho nóng, đồ lạnh thì giữ cho lạnh. Ôi, ông quốc sư không biết phải làm gì. Dường như lời đề nghị rất khó. Hay là không khó? Quý vị sẽ làm gì? Phải tặng vua vòng đeo tay nào đây? Ông ấy là vua – không tặng thì chết! Vậy, chúng ta sẽ tặng loại vòng tay nào cho ông vua đó? Quý vị nghĩ sao? Nói tôi nghe! Những người sáng suốt. Không hả? Không biết? Không đọc sách hả? Có trong sách! Ờ, được rồi.
Phải, [các quan] gặp nhau. Họ đi gặp nhau và quyết định sẽ làm cho ông vua một chiếc vòng tay có khắc một dòng chữ trên đó. Khắc dòng chữ gì? (Sư Phụ kể truyện này rồi.) Quý vị đã nghe truyện này rồi? (Dạ tương tự. Sư Phụ từng nói về điều này. Ông ấy khắc câu gì đó như: “Mọi thứ rồi sẽ qua”.) (“Điều này rồi cũng sẽ qua”.) “Điều này rồi cũng sẽ qua”. Cho nên khi vua vui, ông nhìn vào câu đó và biết: “Ồ, dù sao cũng sẽ không bền”. Vì vậy, ông trở nên buồn bã. Và khi buồn, ông nhìn câu đó: “Ồ, ngay cả nỗi buồn cũng sẽ qua đi nhanh thôi”. Rồi, ông sẽ vui trở lại. Có lẽ chúng ta nên làm những loại vòng tay này để bán. Mỗi người nên có một cái. (Dạ.) Và chúng ta sẽ biết bản chất phù du của cuộc đời.
Thật ra, đó là truyện tương tự, nhưng là truyện khác. Có một ông kiểu như thầy Sufi, hay gọi là thiền sư, sao cũng được. Một tên gọi thôi. Ông làm ăn rất khá, ông có rất nhiều tiền, và có biệt thự đẹp, khu vườn đẹp và đủ thứ. Rồi một người bạn đến thăm ông, nói: “Ồ, anh làm ăn khá quá. Anh có biệt thự to lớn, khu vườn xinh đẹp, đủ loại người giúp đỡ anh, và ai ai cũng vô cùng tôn kính anh”. Ông ấy nói: “Ồ, điều này sẽ qua thôi”. Vài năm sau, người bạn đó trở lại – ôi, ông thầy Sufi không còn tiền, không còn nhà, không vườn tược, không thị giả, người hầu, người giúp việc, không xe, không người-thân-ngựa, không còn gì hết! Còn ông đang sống bên vệ đường trong một túp lều tranh nhỏ, túp lều cỏ hay gì đó, sống đắp đổi qua ngày. Thấy vậy, người bạn rất ngạc nhiên và hỏi: “Làm sao mà anh lại rơi vào tình cảnh này?” Ông thầy Sufi cũng lại nói câu tương tự: “Tình cảnh này rồi sẽ qua thôi”. Vài năm sau, người bạn đó trở lại – à, ông thầy lại có một căn nhà, khu vườn xinh xắn, nhiều thị giả, nhiều người-thân-ngựa, nhiều cây cối, nhiều xe, và rất nhiều người ra vào, và tất cả mọi người lại tôn trọng ông, và ông làm ăn khá giả trở lại. Rồi người bạn không muốn nói gì nữa! Lỡ anh ta nói điều gì đó, và ông thầy nói: “Điều này rồi cũng sẽ qua thôi”, thì sao, rồi ông thầy có thể không còn gì nữa.
Vậy, lỡ như quý vị cảm thấy rất khổ sở về tình trạng lều bên ngoài và thiếu phòng tắm sang trọng, thì hãy nghĩ tới điều đó. Ai biết được? Tình trạng này thực sự cũng sẽ qua, không phải sao? Vài ngày nữa quý vị về nhà, có phòng tắm riêng. Không đúng sao? Ờ, đúng vậy… Quý vị ổn chứ? Quý vị có phàn nàn không? (Dạ không.) Có ai phàn nàn không? (Dạ không.) Thật chứ! (Dạ không.) Không à? (Dạ không.) Con trai ngoan! Con trai ngoan, con gái ngoan. Được rồi, tốt lắm.
Chúng ta nên luôn chuẩn bị tinh thần vì đời sống không bao giờ như vậy mãi. Vì thế, như tôi đã nói với mấy người làm Truyền Hình Vô Thượng Sư: “Quý vị phải làm cho tốt. Phải nghe những gì tôi nói, và làm theo hướng này, rèn luyện bản thân. Lỡ tôi chết, quý vị phải tiếp tục đi đúng hướng”. Họ nói: “Ôi Sư Phụ, Ngài sẽ không chết đâu!” Làm sao biết được? Nếu tôi không chết, thì tốt – cho quý vị! Nhưng nếu tôi chết, quý vị phải tiếp tục đi đúng hướng.
Ban đầu, nếu quý vị không nghe lời tôi, sau này quý vị sẽ đi lạc khỏi con đường của chúng ta, và như vậy không tốt, phải không? (Dạ phải.) Quý vị biết đó, khi gọi ai đó là Sư Phụ hay là Thầy, quý vị nên nghe lời Ngài nói. Nếu những điều Ngài nói là đúng và chính xác, không làm hại quý vị hay bất kỳ ai, thì điều đó tốt, quý vị phải nên nghe lời. Không thể cứ gọi một người là Sư Phụ, rồi luôn làm ngược lại, đi hướng ngược lại, thì đó chỉ là những lời nói suông. Thậm chí có hại cho quý vị! Và quý vị sẽ chẳng đi đến đâu với ngã chấp như vậy. Tôi nói với quý vị rồi, ngã chấp là thứ ngăn cách quý vị khỏi trí huệ Thật của mình. Càng khiêm nhường, Bản Ngã của quý vị càng được hiển lộ, Chân Ngã, Chân Ngã.
Được rồi! Có một truyện khác ở đâu đây. Rồi. Nó đây. Đây là một truyện về một trong những người Ả Rập. Có một người tên là Mohammed, con trai của Isa. Ông là một trong những người bạn rất thân của một vị lãnh đạo dòng tu thời bấy giờ. Nghĩa là, nhân vật quan trọng! Ông là một nhân vật quan trọng, luôn luôn giàu có và được mọi người kính trọng. Ông có thể suy nghĩ rất giỏi, có thể nói chuyện rất hay. Ông có tài hùng biện. Nên ông vượt trên mọi người khác vào thời đó.
Một ngày nọ, ông đang cưỡi người-thân-ngựa của mình. Người-thân-ngựa được trang hoàng bằng đủ loại vải đẹp, thảm đẹp và vàng, bạc, leng keng, leng keng. Và tháp tùng ông là rất nhiều hầu cận. Và mọi người tôn thờ ông, tán thán ông, và trông như một đám rước rất hoành tráng. Cho nên mọi người hỏi nhau: “Người đàn ông này là ai mà trang hoàng lộng lẫy như thế, cưỡi ngựa sang trọng như thế, giàu có, uy vũ như vậy?” Và rồi một trong những bà lão đang khập khiễng đi theo, nói: “Ồ không, đó là một người đáng thương. Ông ấy không giàu có đâu. Bởi vì Đấng Allah đã từ chối không ưu ái ông, cho nên ông mới có một sự phù phiếm như vậy”. Sau khi nghe câu này, Mohammed, con trai của Isa, ngay lập tức xuống ngựa đẹp và thừa nhận điều đó, thực sự, đây là tình trạng của ông. Và kể từ giây phút đó, ông từ bỏ mọi ham muốn giàu sang và phô trương bên ngoài, và sống một cuộc đời khiêm tốn, giản dị tận tâm với trí huệ của Thượng Đế.
À, ông này may mắn. May là ông biết ông có vấn đề. Người biết mình có vấn đề, sẽ được chữa khỏi mọi vấn đề. Người nghĩ rằng mình không có vấn đề, sẽ chết với vấn đề.
Tôi đã kể chuyện này chưa, về một ông rất giàu có và muốn ở lại Địa Cầu lâu hơn một chút, nhưng thần chết không cho? Chưa à? (Dạ chưa.) Được, vậy chúng ta kể chuyện đó. Truyện tương tự. Hôm nay chúng ta nói về truyện cười, tiếng cười, giới tính và tiền bạc. Đề tài tệ hại thay! Minh Sư gì lạ vậy! Phải, phải, đó là những thứ quý vị muốn nghe – tiền và một trong những thứ đó. Không, tôi nói giỡn thôi.
Có một ông rất, rất giàu có, nhưng lại rất bủn xỉn, keo kiệt. Cho nên khi chết, ông có hàng trăm ngàn đô la, thời đó, trăm ngàn thỏi vàng. Ông có rất nhiều nhà cửa, rất nhiều đất đai, rất nhiều tòa nhà, và ông đem cho thuê, nên lúc nào cũng thu được thêm nhiều tiền. Quý vị biết, địa chủ mà. Thế rồi ông tự nhủ: “Thôi bây giờ mình có mọi thứ rồi, có lẽ mình nên nghỉ ngơi thư giãn một năm, không nghĩ đến việc kiếm tiền nữa”. Ha! Trời ơi, nếu một người keo kiệt biết nghĩ như vậy, thì ông ta đã khai ngộ chút đỉnh rồi. Rồi ông bắt đầu ngừng kinh doanh để thư giãn một năm.
Nhưng ngay khi ông muốn nghỉ ngơi như vậy, để sống thoải mái, thanh thản, nhàn hạ, thì thần chết đến lôi ông đi. Ôi, ông ta rất, rất sợ hãi và không muốn chia tay với đời sống và tất cả tiền bạc, của cải mà ông đã tích lũy được. Nên ông xin: “Ồ, làm ơn, làm ơn, hãy để tôi sống lâu hơn một chút để tận hưởng một chút những thứ mà tôi đã làm việc bấy lâu nay để có”. Thần chết nói: “Không!” Thế rồi sau đó, ông muốn mua chuộc thần chết. Ông nói: “Được, nếu ông để tôi sống thêm một tháng nữa, tôi sẽ chia cho ông một phần ba tài sản của tôi. Vậy được không?” Quý vị nghĩ thần chết có bị điều đó cám dỗ không? Có nghĩ thần chết tiêu dùng tiền không? (Dạ không.) Ồ, không. Quý vị thật thông thái! Vậy, thần chết đã nói gì? Thần chết đã nói gì sau đó? Cái gì? (Ông chẳng được lợi ích gì với của cải vật chất này.) Ông ta chỉ nói: “Không!” Một từ: “Không!”
Rồi người đàn ông keo kiệt đáng thương vẫn tìm cách mua chuộc thần chết và nói: “Được, nếu ông để tôi sống thêm hai tuần nữa, thì tôi sẽ chia cho ông một nửa tài sản của tôi. Thần thấy thế nào?” Thần chết nói gì? (“Không!”) “Không!” Thần chết nói: “Không”, không muốn. Chỉ nói “không!” Rồi người đàn ông vẫn thuyết phục: “Thôi được, làm ơn, hãy để tôi sống thêm một ngày nữa, rồi tôi sẽ đưa cho ông tất cả tài sản của tôi”. Bây giờ ông nhận ra rằng dù có chết, ông sẽ không thể dùng bất kỳ thứ gì trong số tài sản này, thôi thà đưa thần chết hết cho rồi để sống thêm được một ngày. Nghe vậy, thần chết suy nghĩ một chút, và thần chết nói gì? “Không!” Cái gì, “được” à? Ai nói vậy? (Ở đây, thưa Sư Phụ.) Ai là kẻ ngốc đó? Để làm gì? Ôi, Trời ơi! Thật không thể tin được! Thần chết sẽ nói gì? Thần chết có thể làm gì với số tiền đó? (Không gì hết.) (Thần chết không liên quan gì, nhưng để tiếp tục câu chuyện, có lẽ thần chết nói “được”.) Ồ, thần chết sẽ nói được, để câu chuyện tiếp tục? Quý vị giỡn chơi à! Thần chết lại nói “không”, hiểu không? Thần chết sẽ nói gì? Nói cho tôi biết lần nữa xem, trong tình huống đó, thần chết sẽ nói gì? (“Không!”) “Không!” Đúng rồi!
Bây giờ người giàu có keo kiệt nhận ra rằng với tất cả tài sản của mình, ông không thể mua được bất cứ gì vào lúc chết. Cho nên ông ta nói với thần chết: “Vâng, tôi hiểu rồi, nhưng xin hãy để tôi sống thêm vài giây phút nữa, để tôi có thể viết ra điều gì đó”. Nghe vậy, thần chết nói: “Được”. Lần này thần chết nói được. Thế rồi ông ta ngồi xuống, lấy cây bút, cuốn sổ và viết ra câu như là: “Nam nhân…” Ông không nói nữ nhân. Xin lỗi! “Người ơi, hãy tận dụng đời mình. Tôi không thể mua được một giờ với 300.000 đô la, ý tôi là, thỏi vàng. Vậy, hãy chắc rằng quý vị nhận ra giá trị thời gian của mình”. Bây giờ quý vị hiểu chưa? Hiểu hay không? (Dạ hiểu.) Được rồi.
Quý vị hiểu như thế nào? Nói tôi nghe. Nói tôi nghe, nói, nói đi. Một người quý vị, bất cứ ai, thực sự hiểu câu chuyện này như thế nào? Đừng chỉ “Dạ, dạ! Không, không!” Quý vị phải thực sự hiểu. Vậy, làm sao chúng ta tận dụng thời gian của mình? (Tìm Thượng Đế. Tu hành.) Cái gì? (Tu hành. Tìm Thượng Đế. Tìm Chân Ngã.) Tìm Thượng Đế và Chân Ngã. Nghe rất cổ điển! Có ai khác có ý kiến hay hơn không? Không? Tài hùng biện đi đâu hết rồi? Ai cắt lưỡi quý vị vậy? Thế thôi hả? (Tất cả những thứ như thời gian và tình thương đều không phải để bán, cũng không phải để mua.) Thời gian và tình thương? Ở đây không có nói tình thương, mà chỉ nói về tiền thôi cưng.
Vậy, ý của quý vị là gì? (Vâng, cái đó… thời gian và tình thương không phải để bán, nên càng nhiều tiền… Dù có rất nhiều tiền, mình cũng không mua được mấy thứ đó, vậy nếu có thời gian, hãy trân quý vì thời gian là vô giá.) Nếu có tiền thì hãy trân quý tiền. (Dạ không, nếu có thời gian và tình thương,) Thời gian! (thì hãy trân quý vì chúng vô giá.) Ừ, chúng ta có thời gian không? (Chúng ta không biết có bao nhiêu.) Ừ, bình thường thì không. Nhưng quý vị thường làm gì với thời gian của mình? (Cuộc đời là món quà, và mình tạo ra điều gì đó từ nó.) Tôi biết, nhưng làm sao? Cái gì? (Giúp tha nhân. Có thể dùng tiền để giúp tha nhân ạ.) Nói thì hay đó.