Thấy họ chạy là thấy cũng tội nghiệp quá, cũng đi giúp đỡ họ thôi. Chứ không phải có lòng gì mà kêu bằng muốn chống đối chính phủ. Tui một mình, chống đối chính phủ làm cái gì? Tu hành rồi chống làm cái gì, mà chống làm sao được? Chống làm sao được? Mình tu hành rồi, mình khôn rồi, mình biết là nghiệp chướng rồi. Mình biết là những chuyện mà thay đổi chính phủ này kia cũng là chính trị. Những cái đường hướng chính trị thay đổi hoặc là nghiệp chướng của chúng sanh thay đổi. Biết rồi, ai mà làm cách mạng làm cái gì? Nhưng mà thương họ thôi.
Mình có được cơ hội để làm điều mong ước của mình, thì ở đâu mình cũng làm đúng như vậy là xong rồi. Còn những người tranh chấp gì đó thì mời họ đi ăn, nói chuyện với họ, thân thiện với họ, chứ đừng có tranh chấp với họ. Mời họ đi ăn thôi. Thì cứ nói chuyện với nhau một hồi là quen, là thành bạn rồi. Mời ăn hai, ba, bốn lần cái thành bạn rồi. Chứ có gì đâu mà phải chạy tới hết chỗ này, chạy chỗ kia. Thế giới này mình chạy đi đâu? Chạy chỗ nào cũng vậy thôi.
Hồi xưa Đức Khổng Tử đi cả sáu nước; nước nào cũng cỡ đó. Ngài đi nước này nghĩ rằng có thể thuyết phục chính phủ nước đó làm theo lý tưởng của Ngài, để cho dân chúng ấm no hạnh phúc, quốc gia hùng cường và hiền lành. Không chịu. Ông đi qua nước kia, cũng vậy thôi. Qua tới sáu nước cũng vậy thôi. Sau đó Ngài đi về tự mình tu hành là được rồi.
Hồi đó chị Hai cũng nghĩ là phải đi mấy nước để mà thuyết phục mọi người ăn [thuần] chay, nằm đất, cứu Địa Cầu này kia. Bây giờ nghĩ mình nói với nó điếc hoài mệt quá, thôi mình tự mình tu hành đi. Rồi ai người nào mà lại đó, thì mình chấp nhận họ. Mình dạy dỗ họ một, hai điều mà mình biết. Người nào không lại thì thôi. Rồi từ từ thế giới cũng sẽ tiến bộ. Làm chương trình Truyền Hình Vô Thượng Sư, có thể giúp ích được hơn. Hơn là chạy chỗ này chỗ kia, rồi bị nói này nói kia nữa. Mấy người đó tạo nghiệp chướng. Mình càng già, mình càng khiêm nhường, càng già càng biết rồi. Không thèm nói với mấy người điếc nữa. Người nào có tai, mình nói cho họ nghe, không có tai thì thôi.
Nhiều người nhiều khi có tai nhưng mà nó cũng vẫn điếc, điếc một nửa. Như chị Hai gọi điện thoại biểu: “Người này tên vậy đó, đi qua là phải truyền Tâm Ấn liền cho họ”. Tại vì nếu không truyền Tâm Ấn thì không được vô đây. Nhiều khi Sư Phụ đi xuống bất ngờ để gặp mọi người đến thăm đó. Rồi người đó chưa được truyền Tâm Ấn thì dĩ nhiên không được gặp Sư Phụ. Ngồi ở ngoài nhà khách kia đợi đó. Tội nghiệp cho họ, hiểu không? Không chịu, quên hay là làm biếng. Nói: “Con viết thư, Sư Phụ chưa có ký, đâu có dám”. Ta nói: “Ký cái gì? Đã gọi điện thoại cho nhà ngươi rồi”. Nó nghĩ rằng Sư Phụ cũng giống như nó, mỗi ngày ngồi ở trên bàn viết đó – ngồi yên một chỗ vậy đó, hết ký cái này đến ký cái kia, ký cái nọ. Nó muốn làm cái gì, phải ký cho nó liền. Không ký nó không làm. Mà đã gọi điện thoại cho nó rồi.
Đã dịch cái tên ra cho nó biết rồi, đã nói bao nhiêu tuổi rồi đó. “Người ta già cả rồi, qua phải có người chăm sóc cẩn thận. Đồ ăn đồ uống đem qua đàng hoàng, rồi truyền Tâm Ấn liền lập tức”. Có người trong nhà truyền Tâm Ấn, đâu phải đợi gì đâu. Trường hợp đặc biệt mà. Người ta già rồi, không có phải là lúc nào cũng có dịp. Mà từ xa xôi. Không chịu. Viết thư qua đó đợi Sư Phụ đóng mộc, rồi ký, rồi trả về cho nó, nó coi. Rồi nó có thì giờ nó mới coi. Có thì giờ coi rồi đó, rồi nó mới nói với người kia (Sứ giả), người kia có thì giờ rồi mới chạy tới. Trời ơi! Làm việc như vậy thì mọi chúng sanh đi địa ngục hết trơn rồi, nó mới chịu làm. Nó không biết… Sư Phụ nói bao nhiêu lần rồi? Sư Phụ rất bận rộn. Mà đã nói với nó rõ ràng tên tuổi, đưa cho nó hết rồi, mà nó còn như vậy đó.
Nhiều khi làm việc cực khổ lắm. Làm việc với điện thoại còn tốt hơn làm việc với người. Điện thoại mình nói gì, nó không có nói lại, nó truyền ra liền. Người, mình nói nó, nó có ý kiến của nó. Tu hành mấy chục năm rồi cũng vẫn như vậy đó. Có nhiều người như vậy. Không tu cho rõ ràng. Quan liêu quen, hành chánh. Thành ra cũng đừng trách chính phủ nào như vậy. Chính phủ nào cũng có tốt. Đa số chính phủ lãnh đạo đều là tốt hết. Nhưng mà không có thể làm việc với một guồng máy lớn như vậy để mà lãnh đạo nguyên cả một quốc gia.
Bác cứ để chân ra đi bác, vậy đi. Người nào mệt để chân ra đi, nhé? Tôi cũng già rồi, nhiều khi đầu gối cũng nói chuyện với tôi. Nó nói chuyện hoài. Mình đi xuống đi lên cầu thang, nó nói chuyện với mình. Mình đi lên núi thì cũng đỡ. Đi xuống cái nó nói chuyện với mình. Nó nói: “Đi nhẹ nhẹ đi, đi chậm chậm đi”, nó nói vậy đó. Cứ thảy chân ra, không có sao đâu. Nói hoài, người nào cũng thảy là thảy. Ở đây chật hẹp, tội nghiệp mấy người mà lớn tuổi, với lại lạnh lẽo. Thôi ráng chịu ha. Tu hành thì cũng phải lâu lâu chịu cực một chút.
Thì nó quen rồi, quen kiểu làm việc phải có máy vi tính, rồi nó nói để coi coi có email, có skype coi. Nó rảnh nó mới coi chứ, nhiều khi không rảnh. Nó đi ra ngoài làm chuyện khác, đi tắm, đi ăn, đi nấu, rồi gì nữa… mấy tiếng đồng hồ mới trở lại. Người ta ngồi đợi ngoài kia. Tại vì không phải là nó. Không phải là nó đi cầu truyền Tâm Ấn, không phải là nó 80 tuổi, không phải là nó từ nước ngoài lặn lội qua đây, nó không hiểu. Nó người Đài Loan [Formosa] sướng quá. Sư Phụ tới đây gõ cửa nhà nó, chứ không phải gõ cửa mình nữa. Sướng quá không hiểu gì hết. Rồi nó làm công việc của nó rất là đơn thuần. Nó chỉ có một phòng làm việc của nó, rồi nó ở sát bên, thì rất dễ dàng. Ngày nào cũng chạy qua làm việc được. Còn Sư Phụ, trăm công ngàn việc, đâu phải lúc nào cũng có ngồi chỗ bàn giấy ở đó mà nghe nó, chờ nó. Sư Phụ nhiều khi phải đi ngồi thiền.
Ba, bốn, năm ngày không có được liên lạc với ai cả. Sư Phụ biết rồi. Thành ra trong lúc mà đi bế quan mới nhớ lại... mới kêu nó. Trong cái lúc mà bế quan đó, mà phải kêu nó, nói cho nó rõ ràng, cho nó biết. Tại sợ, biết nó rồi, biết nó đợi mình. Ổng qua, nó không cho. Phải dặn dò rồi, nói này trường hợp đặc biệt. Không phải đợi 3 tháng, trường hợp đặc biệt. Ổng qua, phải kêu người nào đó truyền Tâm Ấn liền, đừng để người ta đợi lâu. Mà nó cũng làm theo kiểu của nó. Như vậy đó.
Không phải chính phủ nào mình cũng trách những người lãnh đạo chính phủ, hay là trung ương chính phủ được. Tại tay chân dài quá nhiều khi… dùng những quản lý từ xa đó. Ở xa quá nhiều khi không có kiểm soát được tất cả mọi địa phương. Tại nhiều khi những địa phương làm việc không tốt mà làm cho chính phủ trung ương, hoặc là những nhà lãnh đạo bị liên hệ tới những tiếng đồn không tốt, làm cho ai cũng sợ sệt. Thí dụ như hồi đó giờ mình nghe, thí dụ như là chánh phủ nào khó khăn lắm, ông đó ác lắm, này kia kia nọ. Nhưng mà khi nào mà mình đã biết họ rồi, họ ra công khai, họ làm những việc hòa bình, những việc tốt rồi. Mình mới biết: “À, hồi đó giờ nghe lộn rồi, tầm bậy tầm bạ, đâu có đâu. Ông đó ông hiền, ông cười coi rất là trẻ thơ, rất là thuần hậu. Mà hồi đó giờ nói chuyện nghe nói rất đáng sợ gì đâu. Không có đâu; ông cũng là một con người thôi”. Thí dụ vậy đó.
Hồi đó chị Hai còn trẻ, ở Âu Lạc (Việt Nam) đó mà, chiến tranh đó, mỗi ngày đi học, hay là nhiều khi nghe radio ở đâu đó, bên này chửi bên kia. Nói đủ thứ là ác ôn, tàn nhẫn. Sợ luôn, sợ hết hồn luôn. Nhiều khi Chị Hai còn nhỏ mà đi theo mấy người đi đốn củi, đi lên rừng. Đi thăm chỗ đất của mình, đất ở trên núi. Rồi đi thăm mấy người, đi chơi vậy đó. Rồi nhiều khi gặp mấy người cán bộ, mà hồi đó cán bộ trốn trong rừng đó. Nhiều khi họ đi ngang qua trong rừng rồi ngẫu nhiên gặp, thấy ông cầm cây súng nữa, ông đi đi như vậy. Mình chạy thôi, chạy mất đất luôn. Tại vì toàn là những khẩu hiệu bên này, khẩu hiệu bên kia đó. Không phải khẩu hiệu không, mà làm những bức tranh này kia, làm cho người dân sợ khủng khiếp luôn, nghĩ rằng mấy người cộng sản đó ở bên Hà Nội hay là ở bên người Bắc là, rất là khủng khiếp, mà giống như là quỷ ma, chứ không phải người nữa, dễ sợ như vậy đó! Mà nhất là mấy người con nít. Còn nhỏ mà bị những cái ảnh hưởng như vậy. Thành ra lớn lên cũng đâu có biết, cũng đâu biết nhau.
Thành ra, ví dụ nhiều khi cái lúc mà cộng sản miền Bắc vô, kêu bằng cộng sản miền Bắc vô thì người ta sợ, sợ chạy, là bởi như vậy, là như vậy. Chứ cũng không phải là họ chống đối chánh phủ, hoặc là họ muốn làm cách mạng cách thân gì hết. Sợ quá đi, sợ quá đi! Mấy chục năm bị tẩy não. Thường thường giữa hai nước chiến tranh với nhau là nước này nói nước kia ác lắm. Nước kia nói nước nọ ác lắm; như vậy đó. Thành ra làm cho dân chúng hoang mang, nhất là những trẻ em mới lớn. Thì nó mấy chục năm cứ nhìn những hình ảnh, những khẩu hiệu không tốt như vậy, dĩ nhiên nó sợ. Mà cũng may là chính phủ cho những người tị nạn trở lại.
Chị Hai hồi đó cũng không biết. Thấy họ chạy là thấy cũng tội nghiệp quá, cũng đi giúp đỡ họ thôi. Chứ không phải có lòng gì mà kêu bằng muốn chống đối chính phủ. Tui một mình, chống đối chính phủ làm cái gì? Tu hành rồi chống làm cái gì, mà chống làm sao được? Chống làm sao được? Mình tu hành rồi, mình khôn rồi, mình biết là nghiệp chướng rồi. Mình biết là những chuyện mà thay đổi chính phủ này kia cũng là chính trị. Những cái đường hướng chính trị thay đổi hoặc là nghiệp chướng của chúng sanh thay đổi. Biết rồi, ai mà làm cách mạng làm cái gì? Nhưng mà thương họ thôi. Thí dụ những người cộng sản mà bị thành tị nạn, chị Hai cũng giúp như thường. Như mấy người ngoại quốc, mấy người ở phương Đông này kia mà tị nạn, chị Hai cũng giúp đỡ như thường.
Giúp đỡ hết mình, giúp đỡ bao nhiêu được hay bấy nhiêu. Không phải chỉ Âu Lạc (Việt Nam) thôi. Tại vì mình thấy họ mình nghĩ: nếu như mình mà như vậy, thì mình đau khổ tới mức nào, mình rất là khốn nạn tới mức nào? Mình nghĩ như vậy thôi. Mình thấy ai mình cũng thương giống như mình vậy đó. Tự nhiên nó như vậy. Tự nhiên mình cảm thấy mình như họ như vậy. Mình cảm thông được sự khổ đau của họ, thì mình phải giúp họ thôi. Chứ không cần biết đó là người Âu Lạc (Việt Nam) hay là người Phi, hay là người Âu, người Mỹ. Không cần biết tại sao phải giúp nữa. Tại mình chịu không được, mình chịu không nổi trường hợp của họ như vậy. Mình đặt mình vô trong trường hợp của họ, mình biết liền, mình không thể không giúp. Tự nhiên như vậy đó.
Mà nhiều khi giúp đỡ cho người tị nạn cũng không phải dễ cho Chị Hai. Nhiều khi họ hiểu lầm. Những người chính phủ làm việc họ hiểu lầm. Họ bắt đi ra khỏi trại. Đi thăm thôi á. Hoặc là nhiều khi bắt ngồi ở ngoài nắng, ngoài đường, ngồi lâu lắm mới được vô thăm đồng bào tị nạn. Mà vô thăm thôi, chứ không có vũ khí gì cả. Mà hồi đó còn mặc áo thầy tu. Mặc áo thầy tu thì đâu có làm gì đâu? Chỉ là hiểu lầm nhau hết. Nghĩa là Sư Phụ tình thương không thể ngăn chặn được thôi. Cũng như quý vị thấy con cái của mình đau ốm, không thể nào mà đứng đó bó tay hết. Phải tìm mọi cách để cứu nó, như con cái của mình. Sư Phụ thương những người khổ nạn như vậy. Giống như quý vị thương con cái quý vị vậy. Phải làm hết sức mình và làm bao nhiêu được hay bấy nhiêu. Cực khổ gì cũng chịu được hết. Không phải làm như vậy sướng gì đâu.
Nhiều người họ nghĩ Sư Phụ dùng phép bùa gì để mê hoặc mấy người tị nạn kiếm tiền. Tôi mà có phép bùa, tôi mê hoặc mấy ông triệu phú, tỷ phú. Tôi mê hoặc mấy người tị nạn làm gì? Mấy người tị nạn đâu có tiền đâu. Sư Phụ còn phải đưa tiền giúp cho họ nữa, giúp cho họ nhiều khi những chuyện vật chất nhỏ nhỏ. Thí dụ nghĩ có đúng không? Quý vị nghĩ coi, hợp lý không? Tui mà có tiền, tui đi dụ mấy ông tỷ phú. Tui mà muốn kiếm tiền, mà có bùa chú thì đi tìm mấy cái ông tỷ phú, triệu phú mà để dụ dỗ họ lấy tiền, chứ đi dụ dỗ mấy người Âu Lạc (Việt Nam) làm gì? Tui tiếng Việt nói cũng được, tiếng Tàu nói cũng được. Người Tàu có rất [nhiều] người giàu, họ rất là thành tín. Sư Phụ mà muốn làm tiền, bây giờ quý vị đâu có ngồi trong những cái… Ba chục năm ở Đài Loan (Formosa) rồi, ba chục năm hoằng pháp rồi, ba chục năm mấy rồi. Bây giờ, quý vị đâu [còn] ngồi ở ngoài trời như vậy, đâu [còn] ngồi những cái lều như vậy nữa. Ba mươi mấy chục năm rồi không có nhà cửa.
Nhiều người muốn nói gì thì nói. Khổ như vậy đó. Thành ra cứ hiểu lầm nhau nhiều lắm. Cũng như chính phủ này hiểu lầm chính phủ kia. Hoặc là người dân hiểu lầm chính phủ, chính phủ hiểu lầm người dân, có hết. Thành mình phải nhẫn nại mà thôi. Nhẫn nại mà thôi, không có cách nào khác nữa. Nhẫn nại, tu hành thêm, tinh tấn thêm để vượt qua những khó khăn hiện tại. Tu hành cái gì cũng vượt qua hết.
Thôi được rồi, để quý vị đi dùng cơm. Mai mốt gặp lại, nhé? À, có thiền, có thiền từ 22 đến 28 (tháng 12), quý vị biết rồi. Nếu mà có rảnh thì đi qua. Có thể là có chỗ tốt hơn cho quý vị. Tại lúc đó rất là lạnh rồi. Chị Hai đang nỗ lực làm việc để quý vị có chỗ tốt hơn. Sau ba mươi mấy năm rồi, có thể có một chỗ tốt hơn. Mọi người hùn lại đó. Sư Phụ cũng hùn vô. Chứ mà Sư Phụ mua hết thì chắc không có tiền để làm những chuyện gì khác nữa hết. Nếu mà Sư Phụ mà dùng hết tiền ra để mua đạo tràng, thì không có tiền để làm những việc khác, không có tiền để mà chia sẻ cho những người khốn khó hơn mình.
Sư Phụ đã nói rồi, không phải Sư Phụ tuy đối với quý vị Đài Loan [Formosa] hoặc là quốc ngoại không có lo lắng. Nhưng mà Sư Phụ nghĩ rằng, có bao nhiêu người khác còn khốn khổ hơn mình. Quý vị tới đây hai, ba ngày, một, hai tuần, rồi đi về có nhà. Có nhà, có cửa. Còn những người tị nạn, hoặc là những người bị tai nạn thiên tai, họ không biết làm sao cả. Tài sản cái gì cũng tiêu hết rồi. Nhiều khi con cái, cha mẹ, anh em chết hết rồi. Cái lòng của họ bao nhiêu xốn xang, bao nhiêu đau xót. Những người đó, mình phải giúp đỡ. Nếu mình biết được, mình phải giúp đỡ. Không biết thì dĩ nhiên không thể nào giúp đỡ hết toàn thế giới. Nhưng nếu mình biết được chỗ nào, phải giúp chỗ đó. Còn quý vị đã có truyền Tâm Ấn, có nơi nương tựa tinh thần, có nhà, có cửa, có thể đi về để mà nương náu. Dầu là một túp lều tranh đi nữa, cũng có chỗ của mình. Nếu không thì ở tạm với đồng tu, không có phải trường hợp rất là cấp bách, rất là không có thể nào nương tựa, không có biết chỗ nào để đi, không có dòm ở đâu để mà giúp đỡ mình được. Không phải như trường hợp như vậy. Cho nên Sư Phụ lấy tiền bạc giúp đỡ cho họ qua cơn khốn khổ. Mỗi lần nghĩ tới mấy người đó, Sư Phụ ăn không ngon, ngủ không yên.