Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Phần 4 của bài giảng này, “Người Nhận Biết Thiên Chúa Và Đấng Messiah”

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Quý vị có thể hỏi tôi: Tại sao chúng ta phải tu hành? Tại sao phải thiền về Thượng Ðế? Chúng ta phải [tu hành và thiền], bởi vì nếu không, chúng ta sẽ vô cùng đau khổ. Đồng thời, toàn thể nhân loại cũng sẽ đau khổ. Từ thời xa xưa, thế giới của chúng ta đã trải qua nhiều sự tiến hóa, và ngày nay trở nên văn minh hơn là nhờ có nhiều người thực hành theo giáo lý của các vị Minh Sư. Khi một vị Minh Sư giáng trần, không những các đệ tử của Ngài được thăng hoa và khai mở trí huệ, mà toàn thể nhân loại cũng được tịnh hóa, được nâng cao lên một đẳng cấp tâm thức cao hơn nào đó. […]

Vì thế người ta thường nói: “Chúa Giê-su là Đấng Duy Nhất, hay Đức Phật là Đấng Duy Nhất”. Nói vậy cũng đúng, nhưng cũng không đúng. Bằng không, Chúa Giê-su đã không nói với chúng ta rằng: “Bất cứ gì ta làm được, anh em có thể làm tốt hơn nữa”. Chúng ta không cần mong ước được nổi tiếng như Đức Phật hay Chúa Giê-su, nhưng chúng ta có thể khao khát liễu ngộ Thượng Đế để giúp cho chính mình và giúp bất cứ ai tiếp xúc với mình.

Cho nên, mục đích tu hành bất cứ phương pháp nào hoặc đi trên đường đạo nào là để nhận biết chính mình, để liễu ngộ Thượng Đế. Xin mời ngồi. Không phải chúng ta muốn thành như Chúa Giê-su hoặc Đức Phật. Khi Thượng Ðế muốn chọn mình, thì chúng ta thậm chí không thể từ chối, dù muốn hay không. Tôi không dọa quý vị đâu. Đó là sự thật mà tôi biết qua kinh nghiệm bản thân tôi. Và đồng thời, tôi có thể cho quý vị biết là địa vị của Chúa Giê-su và Đức Phật cũng chẳng thú vị gì. Cho nên, cũng không sao nếu không muốn thành một vị như thế.

Tại sao Con duy nhất của Thượng Đế như Chúa Giê-su phải chịu khổ, phải bị đóng đinh trên thập tự giá? Hoặc một vị như Đức Phật, có tất cả Quyền Năng, lại phải chịu đựng mọi sự hiểu lầm, phỉ báng và công kích của người đời vào thời đó? Một phần là vì sự vô minh của đại chúng. Một phần cũng vì thân thể của Minh Sư là phải gánh phần nào nghiệp chướng = từ đệ tử của Ngài hoặc các Ngài. Nhưng vị Minh Sư chỉ có thể làm được điều này khi Minh Sư vẫn còn trong phàm thân. Vì vậy, mới cần phải có Chúa Giê-su giáng trần để chịu khổ cho con người vào thời đó; để chịu đau đớn trên thập tự giá. Tôi vừa có thánh giá trên cổ. Không biết đây là sự trùng hợp, hay là lời cảnh báo, hoặc chỉ là một sự công nhận. Dù sao thì tôi cũng chịu khổ mỗi ngày.

Khi người ta đến với một Minh Sư có Lực lượng liễu ngộ Thượng Đế, chắc chắn là để tôn sùng vị Minh Sư. Họ mang đến hoa quả và tình thương dâng lên Ngài. Nhưng họ cũng đặt nợ nần của họ dưới chân vị Minh Sư. Và mặc dù Biển Từ Bi của Đấng Toàn Năng sẽ rửa đi hầu hết những rác rến mà người đời mang đến, nhưng chút cặn bã vẫn còn vương lại nơi họ đặt xuống, và thân thể của Minh Sư phải chịu những gánh nặng này.

Chúa Giê-su không phải là người duy nhất chịu hình phạt khủng khiếp như vậy từ con người. Nếu quý vị tìm hiểu về đời sống của nhiều vị Thánh thời xưa hoặc ở Ấn Độ, thì sẽ biết là các Ngài đều có số phận tương tự như vậy. Có những vị Minh Sư đã bị thiêu sống hoặc bị bắt ngồi trên chảo sắt nóng dưới trời nắng gắt. Có những vị Minh Sư thậm chí còn bị lột da sống, bị cắt thành từng mảnh như giải phẫu sống. Điều này ngay cả xảy ra ở Ấn Độ, nơi thánh địa, tại vùng đất mà hầu hết dân chúng đều ăn chay, thánh thiện và hiểu biết kinh điển. Cho nên tôi mới nói là địa vị của Chúa Giê-su hay Đức Phật chẳng có gì là vui thú. Nhưng đó chỉ là những sự đau đớn về thể xác mà chúng ta có thể thấy được bằng mắt phàm. Có những sự đau khổ về tinh thần mà các vị Minh Sư âm thầm chịu đựng, [nhưng] chúng ta không hề biết. Cho nên hãy cảm tạ Thượng Ðế là Ngài không chọn nhiều người. Ngược lại, tôi nghĩ là không ai muốn trở thành Minh Sư đâu.

Quý vị có thể hỏi tôi: Tại sao chúng ta phải tu hành? Tại sao phải thiền về Thượng Ðế? Chúng ta phải [tu hành và thiền], bởi vì nếu không, chúng ta sẽ vô cùng đau khổ. Đồng thời, toàn thể nhân loại cũng sẽ đau khổ. Từ thời xa xưa, thế giới của chúng ta đã trải qua nhiều sự tiến hóa, và ngày nay trở nên văn minh hơn là nhờ có nhiều người thực hành theo giáo lý của các vị Minh Sư. Khi một vị Minh Sư giáng trần, không những các đệ tử của Ngài được thăng hoa và khai mở trí huệ, mà toàn thể nhân loại cũng được tịnh hóa, được nâng cao lên một đẳng cấp tâm thức cao hơn nào đó. Vì vậy, sau khi Địa Cầu chúng ta được nhiều vị Minh Sư ban ân điển, thế giới mới trở nên tốt đẹp hơn như ngày nay.

Nhưng dù vậy, thế giới vẫn chưa đạt đến trình độ hiểu biết của Thiên Đàng. Thế giới vẫn chưa đạt tới trình độ tâm thức tương đương với nhiều thế giới khác trong Vũ Trụ. So với các thế giới đó, chúng ta còn vô cùng sơ đẳng, rất chậm tiến về trình độ hiểu biết tâm linh. Ở các cõi Thiên Đàng, nơi mà đôi khi chúng ta có thể đến thăm bằng công đức thiền định, chúng ta có thể thấy những người sống ở đó không cần dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Dù họ vẫn còn phải học những bài học tâm linh, nhưng họ rất tiến bộ, rất thông minh, và các vị Minh Sư ở đó không cần phải nói. Khi họ muốn tu học với vị Minh Sư thì sự hiện diện của vị này cũng đủ để cho họ hiểu biết được tất cả mọi điều. Không có sự nghi ngờ, không câu hỏi, không giải đáp, không suy nghĩ phức tạp. Mọi thứ đều hoàn toàn rõ ràng khi có sự hiện diện của vị Minh Sư. Tôi thấy trong thế giới này, ngay cả có rất nhiều bài giảng, thảo luận qua lại, và rất nhiều sự đáp ứng cho mong muốn của con người, và trả lời rất nhiều câu hỏi, thế mà chúng ta vẫn không hiểu rõ lắm. Cho nên Thượng Ðế vẫn tiếp tục phái nhiều vị Minh Sư khác đến thế giới này. Và bất kỳ vị Minh Sư nào đến thế giới này đều phải chịu đựng vì vấn đề ngôn ngữ và tình trạng chậm phát triển trí tuệ của con người chúng ta.

Không phải Minh Sư nào cũng sẵn lòng đến thế giới này để dạy dỗ, dù chỉ trong một thời gian rất ngắn. Như Chúa Giê-su. Ngài rất thông minh. Do đó, khi vị Minh Sư nào [chịu] đến thế giới này, thì cả Vũ Trụ đều ngợi ca, vui mừng và tán thán.

Nhưng rồi, một vị cũng phải đến, phải không? Bởi vì toàn thể Vũ Trụ được liên kết với nhau trong kiểu tình huynh đệ, trong kiểu tình huynh đệ, giống như các thành viên trong một gia đình; nếu một thế giới hoặc một tinh cầu phát triển chậm về sự tiến bộ tâm linh, thì các tinh cầu khác cũng sẽ phần nào chịu chung tình trạng đó. Giống như nếu một thành viên trong gia đình làm điều gì sai, thì cả gia đình cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (4/9)
Xem thêm
Video Mới Nhất
2025-01-22
1291 Lượt Xem
33:07

Tin Đáng Chú Ý

2 Lượt Xem
2025-01-22
2 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android