Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Lợi Ích Của Bố Thí, Phần 2/3

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Tôi thường bảo quý vị, giúp người khác là giúp chính mình. Đáng tiếc là không có nhiều người trên thế giới biết điều này. Bởi vì chỉ có cách sống độ lượng và yêu thương thì một người mới có thể tự cứu mình thoát khỏi đau khổ ở kiếp sau. Nếu chưa gặp được Minh Sư, để được hiện đời giải thoát, người ta phải tái sinh trở lại. Và tốt hơn là tái sinh trong một môi trường sung túc, không quá nhiều đau khổ – thiếu tiện nghi như: thức ăn, quần áo, nhà cửa, nơi trú ẩn, và mọi nhu cầu khác của cuộc sống.

Kanjani là tên của bà già đó. “Đó là lúc bà ta đang vo một nắm [đậu] đen, ngâm trong nước để nấu đồ ăn cho bà. Bấy giờ Bhushundi quyết định ngoạm lấy một mỏ đầy”. […] Rồi bất ngờ với một cú nhảy, anh bay đến gần chiếc bình và quắp một mỏ đầy, một ngụm hạt gạo với tốc độ cực nhanh. Ngoạm! Nhưng với sự cảnh giác, bà già vẫn tóm được anh với tốc độ còn nhanh hơn”, tóm lấy cổ anh như thế này. “Bà ta vặn cổ anh ấy”. Khiếp quá! “Và xoắn nó lại để gạo không trôi xuống bụng anh”. (Ôi trời.) Khiếp! “Trong khi đó, bằng tay kia, bà ta tách cái mỏ ra”, mỏ của chú chim, “và nặn ra, lấy ra tới hạt cuối cùng từ cổ họng của chú quạ đang vùng vẫy”. (Á á.) Á á. […] Thực sự, bà ấy xứng đáng nhận được giải thưởng từ chúng ta: “Người phụ nữ keo kiệt nhất thế giới trong lịch sử”! Tôi không biết liệu có câu chuyện như thế không. Chắc phải có chứ hả? Tôi không biết nữa. Có lẽ có, hả? (Dạ vâng.) Một số người quá vô tâm, kiêu ngạo và keo kiệt, ngu ngốc, tàn nhẫn, máu lạnh.

“Kakabhushundi Ananda Maharajah vùng vẫy để thoát thân. Cuối cùng chú cũng thoát được sau khi bà lão nghĩ tất cả hạt đã được bà moi ra hết rồi. Chú bay đến chỗ Thần Vishnu rồi phủ phục dưới chân Ngài, thừa sống thiếu chết. Thần Vishnu hỏi chú chuyện gì đã xảy ra sau khi chú rời Ngài ra đi. “Bhushundi…” Ồ, thôi, cứ gọi chú là Bhushundi, quên cái họ dài của chú đi. “…thở hổn hển kể lại toàn bộ câu chuyện, rồi nói: ‘Lạy Chúa, ôi Trời ơi! Lạy Thượng Đế Toàn Năng, Lạy Chúa Giê-su Ki-tô! Con bị bóp cổ suýt chết. Con không thể làm xong nhiệm vụ của mình. Con rất xin lỗi. Thậm chí không thể có được một hạt thức ăn từ bà lão tệ hại đó’. Sau đó Thần Vishnu nói: ‘Ồ, Bhushundi, đừng nói thế. Lại đây! Hãy để ta kiểm tra mỏ của con. Há mỏ ra. Để ta nhìn xem nào’. Rồi Bhushundi há mỏ ra như thế này. Và Thần Vishnu dùng kính lúp trí huệ của Ngài – mắt trí huệ có kính lúp – nhìn vào cổ họng chú và thấy: ‘À! Có cái gì ở đó! Là gì đây?’”

Để tôi xem nó là gì. Tôi còn chưa biết nữa. Hãy coi nó là gì. Chắc hẳn là thứ gì đó, bởi vì đây là truyện, quý vị biết, như phim ảnh ấy. Vậy chắc chắn phải có thứ gì đó, nếu không thì nó không thể tiếp tục. Chắc hẳn là có cái gì đó. Đâu rồi? Bây giờ chỗ nào? Đây rồi. “Ngài nhìn thấy chút vỏ trấu”. Vỏ trấu, phải không? Có lẽ phần ngoài Phần da ngoài, (Phần vỏ.) phần vỏ hạt lúa, đại khái vậy, “dính vào vòm họng của chú”. Chà, cảm tạ Thượng Đế! Ít ra chú không lãng phí thời gian và gắng sức vô ích. “‘Nhìn kìa! Bhushundi! Có một chút vỏ trấu dính vào vòm họng của con. Ta hài lòng rồi’, Thần Vishnu nói vậy”. Ồ! Thần (Vishnu) rất dễ hài lòng. Nếu biết điều đó, chúng ta đã không cần phải thiền lâu vậy mỗi ngày. Nói với Ngài là chúng ta chỉ để mông lên đệm thiền, là sẽ ổn thôi. Có [ngồi] còn hơn không, vì Ngài rất dễ hài lòng, ngay cả với một mảnh vỏ trấu.

Vậy bấy giờ, “Bà lão đã kiếm được chút công đức”. Ồ! Chúc lành Thần Vishnu – quá từ bi, thương yêu và khoan dung! Rồi, “Bấy giờ Ngài nói: ‘Này Bhushundi! Sau khi chết, bà ấy quay lại thế giới này, hãy để bà ấy được nuôi dưỡng bằng vỏ của loại hạt đặc biệt mà ta đã thấy dính vào vòm họng của con’”. Cho nên bà lão sẽ ăn thứ đó suốt đời. Chắc phải ngon lắm đây! “Sau khi nói xong, Thần (Vishnu) biến mất. Lợi ích của bố thí và đạo đức thật vĩ đại và tuyệt vời”, ngay cả khi không chủ tâm làm. “Tình thương và lòng từ bi của Thần Vishnu thật bao la không tả xiết. Đó là hiệu lực thần bí của ngay cả hành động tử tế và bố thí tối thiểu”. Có lẽ bà ấy không muốn lấy vỏ trấu ra, vì bà ấy biết nó vô dụng. Quý vị biết đó, chẳng có gì nhiều. Ừ, cứ để chú ăn một chút vỏ trấu.

“Rằng kết quả của việc đó sẽ đi theo con và cứu con trong kiếp sau. Chính Thần Vishnu, trong Tình Thương vĩ đại của Ngài tạo cơ hội cho sự cứu chuộc và thăng hoa con người tội lỗi. Con người phải nắm bắt những cơ hội như vậy như chính món quà của Thượng Đế. Khi bà lão không biết làm những việc công đức, được an bài có bánh mì làm bằng vỏ trấu, thì kết quả của hàng trăm việc công đức của quý vị khi cho người nghèo ăn, tặng y phục cho người không mảnh vải che thân, giảm bớt nỗi đau khổ của tha nhân, và an ủi kẻ sầu khổ sẽ là bao nhiêu nữa?” Hiểu không? (Dạ hiểu.) Dù bà ấy chỉ để lại có chút xíu vỏ trấu dính ở đó, suốt đời bà ấy sẽ được ăn bánh mì làm từ vỏ trấu. Vậy, ít ra bà ấy có rất nhiều rồi. Và nếu cho người ta nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ có bao nhiêu? Đó là kết luận. Đó là ý nghĩa của [truyện]. Rồi. Không sao. Chúng ta không cần phải nói thêm. Mọi người đều biết rồi.

Tôi thường bảo quý vị, giúp người khác là giúp chính mình. Đáng tiếc là không có nhiều người trên thế giới biết điều này. Thành ra mấy ngày qua, Ngày Tết, chúng ta đã tổ chức lễ trao thưởng để nhắc nhở mọi người sống trong đất nước này và trên thế giới về hành vi bố thí cao thượng. Bởi vì chỉ có cách sống độ lượng và yêu thương thì một người mới có thể tự cứu mình thoát khỏi đau khổ ở kiếp sau. Nếu chưa gặp được Minh Sư, để được hiện đời giải thoát, người ta phải tái sinh trở lại. Và tốt hơn là tái sinh trong một môi trường sung túc, không quá nhiều đau khổ – thiếu tiện nghi như: thức ăn, quần áo, nhà cửa, nơi trú ẩn, và mọi nhu cầu khác của cuộc sống.

Vì vậy, tôi khuyến khích tha nhân thực hành hạnh bố thí, không phải vì tôi cần họ giúp tôi để giúp tha nhân, mà đó là cho chính họ bởi vì họ cần nó. Bởi vì họ không bao giờ biết liệu kiếp sau họ sẽ có đủ công đức để sống một cuộc đời thoải mái nữa không, như họ sống ở Đài Loan (Formosa) hiện nay. Vì vậy tốt hơn là họ nên tiếp tục gieo những việc làm tốt. Đó là nếu họ không gặp được vị Minh Sư nào. Khi một người gặp được Minh Sư thì dù họ có làm việc thiện hay không làm việc thiện, nhưng vẫn hành thiền, thì công đức đó cũng đủ để giải thoát quý vị. Chúng ta không phải quay lại nữa, để hưởng một cuộc sống tốt hay xấu. Nên không vấn đề gì! Capiche (hiểu không)? Thế thôi. Đủ chưa? (Dạ chưa.) “Chưa” nghĩa là sao? Khi nói “chưa”, ý quý vị là “có lẽ”, phải không?

Được rồi, để xem truyện kế là gì. Được rồi. Mình chuyển đến một đẳng cấp khác cao hơn. Đây là sự thờ phượng trong tâm. Chúng ta đã nói về bố thí, có rất nhiều công đức. Nhưng còn thiền thì sao? Cầu nguyện thì sao? Tôn thờ Thượng Đế trong tâm thay vì bố thí thì sao? Hoặc, cùng với bố thí. Tôn thờ trong tâm nghĩa là người mộ đạo, tín đồ; không dùng bất kỳ đồ vật bên ngoài nào như hương, hoa, kèn, trống, hoặc tượng, hoặc cúng dường thức ăn, v.v. để thờ.

Bây giờ nói về Arjuna, quý vị có nhớ Arjuna không? Đệ tử của Thần Krishna – chuyện này được kể lại trong Chí Tôn Ca. Quý vị biết chứ, hả? Được. “Arjuna rất thích thể hiện việc thờ phượng Thượng Đế thật lâu và phô trương. Ông có một phòng thờ rộng rãi, có vô số đèn thắp sáng. Ông sử dụng những bình vàng bạc. Ông dành nhiều giờ trong buổi lễ để thờ bái Thần Shiva. Ông sẽ ngồi hàng tiếng đồng hồ và thảy những xe đầy hoa”, giống như xe của chúng ta, nhiều xe buýt “đầy hoa đến nơi có hình tượng của Thần Shiva”. Quý vị biết Thần Shiva chứ? (Dạ biết.) Thật sao? Một trong những vị thần Ấn Độ giáo: Phạm Thiên, Thần Vishnu và Thần Shiva. Shiva được cho là Thần Hủy Diệt. Thực ra, Ngài tiêu diệt cái ác. Ngài không tiêu diệt người tốt, hiểu không? Đấng Hủy Diệt không có nghĩa là tiêu diệt sự sáng tạo tốt đẹp. Mà chỉ tiêu diệt cái ác thôi.

Được rồi. Nào. “Arjuna có người em trai tên là Bhima. Ông không bao giờ lễ bái gì cả. Ông không bao giờ đi chùa”. Mà chỉ luôn đi Miaoli (Miêu Lật). “Ông thường nhắm mắt lại vài phút ngay trước bữa ăn tối, chỉ vài phút trước bữa ăn tối, và đảnh lễ Thần Shiva trong tâm”. Có lẽ giống như cách quý vị làm – tôi biết lần nào quý vị cũng cầm ca inox, và làm như thế này. Tôi chẳng biết quý vị làm gì. Và đôi khi người đằng sau, khi quý vị làm như thế này, người đằng sau lấy một ít thức ăn. Người ấy lấy trộm thức ăn của quý vị, mà quý vị không hề hay biết. “[Bhima] nhắm mắt lại vài phút ngay trước bữa tối và đảnh lễ Thần Shiva trong tâm”. Có lẽ ông cúng dường hay là niệm Năm Hồng Danh, hoặc đại khái như thế.

“Arjuna nghĩ rằng mình là một đại đệ tử của Thần (Shiva) và rằng mình rất ngoan đạo và tận tâm. Ông nghĩ rằng em trai mình, Bhima, không có lòng mộ đạo. Vì vậy, ông coi thường em trai. Thần Krishna phát hiện ra thái độ của Arjuna và muốn dạy ông một bài học nhớ đời và làm ông thức tỉnh lại. Thần đề nghị Arjuna đi đến Núi Kailash, nơi ngự của Thần Shiva”. Quý vị biết Núi Kailash ở đâu không? Tôi cũng không biết. Tôi nghe nói nó ở Tây Tạng, hoặc nơi nào đó ở Hy Mã Lạp Sơn. Một trong những ngọn núi linh thiêng nhất. Và người dân Ấn Độ, cũng như người dân Tây Tạng, những người theo đạo Phật và tín đồ Ấn Độ giáo, thường đến núi Kailash như một trong những trung tâm hành hương của họ. Và đường lên đó vô cùng nguy hiểm, và rất khó đi. Ở đó không có cửa hàng và những thứ như vậy. Quý vị phải mang theo thức ăn. Mang theo túi ngủ và lều. Nếu có thể sống sót qua thời tiết, thì quý vị có thể trở về. Nếu không thì vĩnh biệt. Sayonara (Giã biệt).

“Arjuna không hoài nghi gì hết. Vì thế ông vui vẻ đồng ý với đề nghị của Thần Krishna. Cả hai đều bắt đầu cuộc hành trình”. Sư Phụ tốt biết bao! Nếu muốn dạy đệ tử, phải đi cùng họ, phải chịu những gian khó y vậy, để Arjuna có thể học được bài học, bài học thực tiễn qua một tấm gương sống. Ngài quả là một vị Minh Sư tốt! Nếu là tôi, tôi sẽ nói: “Anh đi một mình đi. Tôi sẽ ở đây, cầu nguyện cho anh. Tôi sẽ cầu Sư Phụ bên trong anh bảo vệ anh”. Vì ngày xưa, Minh Sư thuộc bất cứ đẳng cấp nào cũng không có nhiều đệ tử lắm. Tôi không nghĩ họ có thể có nhiều đệ tử vì những vấn đề về phương tiện liên lạc và giao thông. Hơn nữa, họ còn khảo đệ tử rất lâu rồi mới chấp nhận, đại khái thế. Đồng thời, cũng không dễ tổ chức mọi thứ với quy mô lớn như ngày nay. Ngoài ra, ngay cả ngày nay, không phải Minh Sư nào cũng có nhiều đệ tử, phải không? (Dạ phải.) Hoặc bất cứ lúc nào, ví dụ như, chúng ta tổ chức buổi giảng pháp, hàng ngàn người đến. [Nhưng] chỉ có vài trăm người ở lại. Và rồi sau đó, càng ít người hơn ở lại để tiếp tục tu hành, phải không? Bất cứ gì cũng có thể cám dỗ họ bỏ đi: thịt (người-thân-động vật), phụ nữ, tiền bạc, ảnh hưởng gia đình, bạn bè, xã hội, bất cứ gì! Thói quen cũ kéo họ trở lại với thói quen cũ nữa của họ.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/3)
1
2024-01-15
4736 Lượt Xem
2
2024-01-16
4135 Lượt Xem
3
2024-01-17
3713 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android