Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chúng Ta Học Trong Linh Hồn, Phần 2/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Rồi, có ai muốn thông dịch không? Cô thông dịch được không? (Con hiểu ạ.) Hiểu hả? Hiểu thì tốt, nhưng có ai không hiểu không? Cô có thể thông dịch không? (Toàn bộ bây giờ ạ?) Ờ. Ờ, thử xem! Đưa cho cô ấy cái mi-crô! Đưa nó cho cô ấy. Hay có ai hiểu tiếng Anh khá hơn không? (Vâng, có ai không hiểu không? Mọi người có hiểu không?) Anh ấy không hiểu. Ờ, cô thông dịch được không? (Dạ con sẽ thử, vâng.) Được, thử đi! (Ngài (Sư Phụ) nói, ở phần kết, rằng nếu chúng ta luôn niệm Năm (Hồng) Danh mà chúng ta đã học hôm qua, thì về căn bản chúng ta sẽ được bảo vệ. Chúng ta nên niệm Năm Hồng Danh trong ngày, nhất là khi chúng ta làm công việc xã hội, như chị đó đã nói, nếu việc đó nguy hiểm, nếu chị ấy có thể lãnh nghiệp hoặc cái gì đó phủ định từ người đời. Và Sư Phụ nói rằng chị ấy nên tự bảo vệ bản thân bằng cách [niệm] Năm (Hồng) Danh. Và nói chung tất cả chúng ta có thể làm như vậy, luôn niệm Năm Hồng Danh trong ngày. Ngoài ra, chị đó hỏi liệu nghiệp... nếu chị ấy phải lãnh nghiệp từ những người khác trong quá trình làm công việc xã hội, thì Sư Phụ nói rằng chị ấy sẽ không lãnh nếu chị ấy tự bảo vệ mình bằng cách niệm (Năm Hồng) Danh bằng cách nào đó và chị ấy giúp...) ...trong việc phụng sự Thượng Đế. (Phụng sự Thượng Đế, vâng.)

Vậy, còn gì khác không? Còn gì khác không? (Dạ, Sư Phụ nói với chúng ta về lịch trình của ngày hôm qua, Ngài kiệt sức như thế nào khi gặp các ký giả và...) Không, là một người làm công việc xã hội, cô ấy cảm thấy kiệt sức đến mức nào, đó là vì cô ấy là nhân viên xã hội. Rồi tôi nói, nếu một người làm việc vì người khác, thì phải chịu khổ rất nhiều. Nó cũng không dễ dàng gì với tôi. Tôi chỉ nói quý vị biết về tháng ngày của tôi, để an ủi... (Để bình tâm.) Bình tâm, đúng. (An ủi.) An ủi, phải, phải, phải. Cô hiểu rõ hơn, tại sao không thông dịch? Cô không thông dịch sao? Ờ, ví dụ. Thông dịch tiếp đi. (Con, con...) “Con quên”, đúng không? Ví dụ, tôi nói rằng khi ai đó làm việc vì người khác, và cống hiến bản thân... (Cống hiến.) Cống hiến, đúng. Thì, dĩ nhiên, rất khó khăn, nhưng không có thiên tài đặc biệt nào cả... Quý vị nói “thiên tài” làm sao? (Thiên tài.) Thiên tài.

Đó chỉ là một nỗ lực liên tục khi ai đó làm việc cho tha nhân. Không có ai từ nhỏ đã là thiên tài rồi, hoặc Minh Sư (nam hay nữ), hoặc đại loại như thế, mà từ nhỏ đã như vậy. Mà chỉ có người thương yêu vô hạn và cống hiến liên tục, (Tận tâm.) tận tâm phục vụ người khác. Và tôi, là người gọi là Minh Sư, cũng phải làm như vậy. Ví dụ, tôi nói hôm qua tôi đến đây và ngay lúc ấy phải gặp mọi người và nói chuyện, rồi tôi rất, rất mệt mỏi vì công việc ở mấy quốc gia khác, rồi ngoài ra, có lúc cơ thể không hoạt động chút nào, (như là) khúc gỗ. Ồ, tôi chỉ mong được nằm xuống một chút. Bởi vì khi tôi đi hoằng pháp, thì có rất ít thời gian để ngủ, để ăn hoặc nghỉ ngơi. Và nhiều khi chúng tôi (thức) một thời gian dài, nên cơ thể muốn nổi loạn. Do đó, tôi rất mệt mỏi, nên tôi nằm xuống một chút.

Sau đó tôi vẫn phải chuẩn bị cho bài thuyết pháp, và tôi phải chuẩn bị cả buổi sáng. Rồi tôi đưa cho những người khác xem, đọc xem có đúng không, sau đó tôi phải đọc lại và luyện tập bằng tiếng Đức “không rành” của mình. Và việc đó mất gần cả ngày. Hơn nữa, tôi cần gặp các ký giả để nói chuyện với họ, và sau đó có những người khác đến đây, và nhiều thứ, những vấn đề ở đây, ở đó xảy ra với đoàn thể chúng ta, v.v., cũng như ở Đài Loan (Formosa) và các quốc gia khác. Fax và vân vân. Fax? (Dạ Fax.) Ờ, ờ, và (viết) nhiều lá thư, nói chuyện điện thoại và v.v., cả ngày. Rồi buổi tối, tôi vẫn cần phải thuyết giảng, quý vị biết rồi, và sau đó là Tâm Ấn.

Rồi, khi tôi về nhà khoảng ba giờ sáng sớm, tôi đi tắm, và sau đó tôi phải gọi điện thoại ra nước ngoài một lần nữa. Vì múi giờ (chênh lệch), quý vị biết phải không? Không thể gọi điện từ đây vào buổi chiều, tại vì (ở đó) lúc đó họ không làm việc, ví dụ vậy. Do đó, đôi khi rất khó khăn. Và rồi khoảng 5 giờ sáng hoặc khoảng đó, gần 5 giờ sáng, tôi cần phải thiền để phục hồi một chút. Rồi bị một chút... Tôi có... Cơ thể tôi không được khỏe lắm, (không) có sức lắm. (Đau.) Đau, đúng vậy! Rồi, tôi phải tự xoa bóp một chút rồi nghỉ ngơi, để nó nghỉ ngơi một chút. Để mình có thể sử dụng nó nữa vào mỗi buổi sáng. Giống như chiếc xe hơi. Quý vị cũng phải bảo dưỡng nó, việc đó mất một chút thời gian. Và rồi tôi nằm nghỉ một chút, rồi khoảng 07:30, tôi cần phải dậy để lo liệu nhiều việc khác. Sau đó, dỡ hành lý, rồi ăn một chút hoặc tắm rửa, v.v., xử lý một số giấy tờ, không chỉ thư từ mà còn nhiều vấn đề về thông tin, thủ tục hành chính.

Và rồi tôi phải chuẩn bị để gặp quý vị, và sau đó tôi lại phải lên máy bay nữa. Ở Bỉ có rất nhiều người đang chờ, rồi lại [trả lời] câu hỏi, rồi lại làm việc, lại tiếp tục nói. Hai tiếng trên máy bay để hồi phục, hoặc có thể không. Tại vì nhiều khi trên máy bay người ta hút thuốc. Tôi không biết ở đây quý vị có bị như vậy hay không. Đôi khi không, đúng không? Nhưng khói bay cùng khắp, nó lan khắp mọi nơi. Nó không cần biết khu nào cấm hút thuốc, khu nào không. Khói bay khắp nơi, và điều đó rất, rất tệ. Và tôi đã nói với cô ấy, không có người gọi là Minh Sư (nam hay nữ). Chỉ có nỗ lực, tận tâm, cống hiến liên tục – cống hiến để giúp tha nhân, phục vụ tha nhân. Công việc này là như vậy. Không có Minh Sư hay nhân viên xã hội bẩm sinh nào. Chúng ta vẫn phải nỗ lực. Luôn luôn như vậy, luôn luôn như vậy. Tháng ngày của tôi luôn như vậy. Hầu như ngày nào cũng vậy. Cho nên, khi quý vị cảm thấy rất căng thẳng, hoặc khó khăn, nản lòng, thì hãy nghĩ đến câu chuyện này! Rồi tiếp tục làm việc! Được không?

(Làm sao để cân bằng giữa công việc và cơ thể, để không tiếp tục gánh thân nghiệp ạ?) Quý vị phải dâng hết, giao hết mọi việc cho Thượng Đế. Mọi việc quý vị làm, phải nghĩ là Thượng Đế làm. Và luôn luôn niệm Năm (Hồng) Danh. Tại vì công việc này, nó không... Nó là một loại công việc. Không phải cô... Cô thấy đó, khi cô kiểu như là một nhân viên xã hội, cô nói chuyện với người ta và làm cho họ hiểu tại sao họ nên cảm thấy tốt hơn. Rồi tự họ cảm thấy tốt hơn. Không phải là do cô làm gì đó. Cho nên không sao. Chỉ cần nói lý lẽ với họ. Cho nên không sao.

Gì đó? Anh muốn nói hả? Nói đi. (Con hỏi bằng tiếng Anh được không?) Được chứ. Tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Tiếng nào cũng được. (Dạ được. Bây giờ, con có hai câu hỏi. Một là về thuyết nghiệp quả của Ngài. Con là tín hữu Thiên Chúa giáo, và vì vậy con có một số vấn đề với...) Đúng. (Dạ, đúng vậy.) Không, không nên như vậy. “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”, Thánh Kinh có nói như vậy. Đó là nghiệp. (Dạ phải, nhưng, Sư Phụ thấy, vấn đề là, khi người ta đến với Chúa, Chúa luôn chữa lành cho mọi người. Nhưng Sư Phụ nói rằng Ngài sẽ để một số người tự quyết định số phận của họ. Chúa đã chữa lành cho người ta.) Đúng, nhưng không phải tất cả mọi người. (Vâng, nhưng chỉ với một số người nào đó, Chúa nói: “Hãy đi, đừng phạm phải những sai lầm tương tự nữa”, nhưng bất kỳ ai đến với Chúa, Chúa đều chữa lành, phải không ạ?) Không phải tất cả họ. (Không phải tất cả họ, vâng. Câu hỏi thứ hai của con là...)

Tôi đâu có nói với quý vị là tôi không chữa lành cho người ta. Có không? Tối hôm qua tôi nói với quý vị rằng đôi khi tôi có chữa lành. (Không, không, nhưng Sư Phụ nói rằng là tín hữu Thiên Chúa giáo, khi người ta gặp rắc rối, thì hãy ra ngoài giúp họ. Sư Phụ làm điều đó, con biết, nhưng Sư Phụ nói cứ để họ tự quyết định số phận của họ. Nghĩa là, Sư Phụ nói: “Đó là nghiệp của họ”. Sư Phụ nói vậy.) Câu nào? (Họ hỏi những câu hỏi về chiến tranh và những câu hỏi về những người mà...) Dĩ nhiên, Chúa cũng không thể ngăn chặn chiến tranh. Anh đang nói gì vậy? (Dạ không, không, không. Ý con là khi người ta…) Chúa chỉ giúp một, hai người. Chúa đâu có giúp toàn bộ Jerusalem. (Dạ không, điều đó đúng, nhưng con…) Ờ, tôi cũng làm như vậy, vậy anh đang nói về điều gì?

(Vấn đề là thế này ạ. Khi một người được sinh ra, con có cần phải nghĩ về kiếp trước của người đó và làm...?) Anh không cần phải làm vậy. (Không cần phải làm vậy. Mình luôn có thể giúp. Dạ. Hiểu ạ. Câu hỏi thứ hai của con là, Sư Phụ đến từ Hy Mã Lạp Sơn; con đến từ Ấn Độ, vậy Thầy của Sư Phụ luôn ở đâu đó trên Hy Mã Lạp Sơn. Và như con biết từ truyền thống, họ không đi du hành khắp thế giới, và có đúng là Ngài du hành khắp thế giới không? Ngài có mất đi [lực lượng] tâm linh theo cách đó không? Đó là câu hỏi của con.) Đó là việc của tôi. (Dạ không, không, đúng vậy.) Nếu tôi không mất, làm sao quý vị có thể nhận được? (Dạ đúng.) Nếu tôi ở lại trên Hy Mã Lạp Sơn, (Dạ.) anh có thể thọ Tâm Ấn tối qua không? (Dạ không.) Tất cả đều miễn phí, tất cả đều không vấn đề gì! (Đó là lý do con hỏi. Con không...) Dĩ nhiên, (Vâng.) anh đúng. (Dạ.)

Anh nói đúng. Hầu hết các Minh Sư không thích du hành. Người bình thường cũng vậy, họ không thích du hành. Ý tôi là, mọi lúc, như vầy, vì chúng ta có cơ thể không phải là Minh Sư, và chúng ta cảm thấy mệt mỏi, nhất là, đôi khi, đối với phụ nữ, còn mệt mỏi hơn. Nhưng tôi phải làm điều đó vì quý vị. Nếu không, tôi không thích du hành. Tôi ghét du hành, nếu phải nói. Hút thuốc, và mọi người chạm vào mình và quần áo của mình và đủ thứ, và rất nhiều vấn đề ở sân bay, với thị thực và đủ loại thủ tục hành chính. Và đôi khi mình phải chịu bêu xấu và tất cả những khó khăn trong khi du hành. Rồi không thể ngủ đúng giờ; không thể ăn đúng giờ vì sự đòi hỏi của mọi người. Không Minh Sư nào muốn làm điều đó. Nhưng nếu các Ngài làm, đó là vì tình thương của các Ngài dành cho nhân loại. (Dạ.) Dĩ nhiên, anh nói đúng. Tôi nên ở lại trên Hy Mã Lạp Sơn. Có lẽ tôi sẽ quay lại. (Xin đừng ạ.) Tôi quay lại. Quý vị thấy đó, tôi không mất đi đẳng cấp tâm linh của mình, nhưng thân thể cảm thấy mệt mỏi và đôi khi phải chịu sự hành hạ tinh thần từ sự vô minh của người đời và rất nhiều tính cách khác nhau và nhiều trình độ hiểu biết khác nhau. Và, dĩ nhiên, có lúc tôi mệt mỏi nhưng rồi những người khác sẽ khóc, và tôi lại cảm động, rồi tôi lại ra ngoài, rồi tôi lại phàn nàn, tôi nói: “Không bao giờ nữa”. Và rồi tôi lại làm nữa! Tôi nói: “Không, không”, và rồi, “Được, được”. Quý vị thấy đó, nó rắc rối vậy đó.

Photo Caption: Không Nói Lời Giã Biệt, Nói Chào Bầu Trời Xinh Đẹp!

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (2/6)
1
2024-12-14
2370 Lượt Xem
2
2024-12-15
2121 Lượt Xem
3
2024-12-16
2095 Lượt Xem
4
2024-12-17
1796 Lượt Xem
5
2024-12-18
1719 Lượt Xem
6
2024-12-19
2015 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android