Tôi chắc chắn chính vị Minh Sư cũng lãnh một số nghiệp xấu. (Dạ.) Mỗi lần Ngài gây khó khăn cho Milarepa, Ngài lãnh một số nghiệp từ Milarepa. (À. Vâng.) Mỗi lần vị Minh Sư đánh Ngài, có lẽ thân thể vị Minh Sư cũng bị vấn đề gì đó. Chắc chắn rồi. Nghiệp phải chạy sang nơi nào đó. (Dạ.) (Và không may là nó chạy sang vị Minh Sư.) Phải, phải. Dĩ nhiên, chứ chạy đâu nữa? (Dạ.)
Chúng ta nói tới đâu rồi? À, Milarepa.
Rồi, bà vợ [Minh Sư] luôn cảm thấy thương cho Milarepa. Bà cảm thấy Ngài là một người siêng năng, rất thành tâm và rất khiêm nhường, làm việc rất cực nhọc rồi, và hình như chồng bà không muốn [truyền] cho Ngài gì hết. Cho nên bà cảm thấy thương cảm, những lúc Ngài bị đánh đập, bà luôn cho Ngài dầu nóng. Các loại dầu thoa này nọ. (Ồ, dạ hiểu.) Và đôi khi, vị Minh Sư không cho Ngài ăn, bà lén đưa một ít thức ăn cho Ngài. Lòng mẹ, quý vị biết mà, mềm yếu. Nhưng bà không biết là Milarepa đáng phải chịu tất cả điều đó, (Dạ.) và Ngài cần tất cả điều đó để thanh tẩy chính Ngài, (Dạ đúng.) để nhận được lời dạy bảo tốt hơn sau này. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Vị Minh Sư cũng chẳng màng đến mấy căn nhà này, mấy cái chòi này và… Vậy tại sao Minh Sư phải làm thế? (Dạ, đúng vậy.) Vị Minh Sư không cần nhà, để làm gì chứ? Ngài đã có nhà rồi. Ngài đã có tất cả mọi thứ trước khi Milarepa đến. (Dạ đúng.) Và Milarepa đến, chỉ tạo thêm gánh nặng cho Minh Sư. Vị Minh Sư phải chỉ thị Ngài xây nhà và sau đó phải bảo Ngài tháo dỡ xuống, và phải đánh đập Ngài này nọ. (Dạ.) Không Minh Sư nào muốn làm điều đó, chỉ là vị Minh Sư cảm thấy thương cho Milarepa, nên Ngài phải làm vậy. Nên đó là vì lòng từ bi mà Ngài đã cố hết sức để rửa sạch nghiệp của người này. (À, vâng.)
Tôi chắc chắn chính vị Minh Sư cũng lãnh một số nghiệp xấu. (Dạ.) Mỗi lần Ngài gây khó khăn cho Milarepa, Ngài lãnh một số nghiệp từ Milarepa. (À. Vâng.) Mỗi lần vị Minh Sư đánh Ngài, có lẽ thân thể vị Minh Sư cũng bị vấn đề gì đó. Chắc chắn rồi. Nghiệp phải chạy sang nơi nào đó. (Dạ.) (Và không may là nó chạy sang vị Minh Sư.) Phải, phải. Dĩ nhiên, chứ chạy đâu nữa? (Dạ.)
Nếu quý vị đứng về phía tội phạm, luật pháp cũng sẽ bắt hỏi quý vị, như quý vị là tòng phạm vậy. Và rồi họ sẽ kiểm tra quý vị. (Dạ đúng.) Họ còn bắt giữ quý vị nữa bởi vì quý vị liên quan tới tội phạm. Họ cũng sẽ bỏ quý vị vào tù. (Dạ đúng.) Cho dù quý vị muốn bảo lãnh tội phạm ra, họ cũng kiểm tra quý vị. (Dạ.) “Tại sao ông bảo lãnh người đó?” [Hỏi] đủ thứ. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Trong vài trường hợp nghiêm trọng, quý vị phải thế chỗ cho tội phạm đó. Như đôi khi người con phạm tội, nhưng người cha tự nhận hết. Người cha nói chính ông đã làm vậy. (Ồ, dạ đúng.) Và người con trai được tự do. Nhưng người cha vào tù. Chuyện đó đã xảy ra. (Dạ.) Có vài chuyện như thế. (Dạ, Sư Phụ.) Hoặc ngược lại.
Vì vậy, nếu quý vị là người thân hoặc liên quan tới tội phạm nào đó, thì quý vị sẽ bị ảnh hưởng. (Dạ.) Chính quyền cũng sẽ để mắt tới quý vị, hoặc liên tục đến nhà quý vị, có thể khám xét nhà quý vị, hoặc có thể bắt giam quý vị, tùy theo. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Bởi vì họ sẽ không tin rằng quý vị không biết gì về tội ác của đứa con trai, hoặc người bạn hoặc người thân của quý vị, bất cứ gì. (Dạ.) Nhất là khi quý vị lên tiếng cho người đó, bảo vệ người đó. (Dạ.) Và họ còn hỏi quý vị nhiều hơn.
Bây giờ, chúng ta quay lại với Milarepa. (Dạ.) Ngài đi gặp đệ tử của Minh Sư Marpa. Và người đệ tử đó, bởi vì vị sư mẫu viết lá thư cho người đệ tử đó. Bà đã viết lá thư giả. (Ồ.) Bà nói: “Sư Phụ đã cho phép. (À, dạ.) Người này đến từ nhà chúng tôi. (Dạ, đúng.) Vì vậy, Sư Phụ cho phép; anh truyền Tâm Ấn cho người này”. Nên, vị đệ tử ngoan của Ngài Marpa không dám không tuân theo. Đây là vợ của Minh Sư. (Dạ đúng. Dạ, dĩ nhiên!) Bà cũng gần giống như vị Minh Sư. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Ngay cả ở Ấn Độ cũng vậy, tôi thấy nhiều Minh Sư đôi khi Ngài không có ở nhà, thì bà vợ ngồi ở đó để ban darshan (phước lành) cho một số người Ấn Độ hoặc một số đệ tử từ xa đến (Dạ.) mà sẽ không ở lại. Vì vậy, người vợ ngồi ở đó và chỉ để cho họ nhìn bà. Thế thôi. Bởi vì họ tin người vợ hầu như cũng tốt như Minh Sư, bởi vì hai người ở bên nhau ngày này qua ngày khác. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Đại khái vậy. Nên, đây là một phong tục. Nếu Minh Sư không có đó, thì người vợ ngồi ở đó. (À, vâng.)
Dĩ nhiên, [các bà vợ] đã được huấn luyện, như Ngài Kabir cũng huấn luyện vợ của Ngài, và bà cũng có trình độ tâm linh rất cao. Vì thế, Ngài bảo bà làm gì, bà cũng làm. Không thắc mắc gì cả. (Dạ, đúng ạ.)
Như tôi đã kể quý vị rồi, một vị khách đến nói: “Tại sao ông có vợ?” Những câu như vậy. “Có vợ thật phiền phức”. À, ông ấy nói từ kinh nghiệm riêng của mình và kinh nghiệm của nhiều đàn ông. (Dạ.) Thế nên, Ngài Kabir nói: “Bà ấy không còn là vợ của tôi nữa, bà là đệ tử của tôi. Chúng tôi không có quan hệ như vợ chồng nữa, không còn quan hệ thể xác”. (Dạ đúng.) “Và tôi bảo gì thì bà làm đó. Thành ra bà vẫn có thể ở đây”. (Dạ.)
Cho nên, vị khách, có lẽ gọi là người mới đi tầm đạo, không thể tin được, bèn nói: “Ông có thể chứng minh cho tôi không?” Thế rồi, Ngài Kabir nói: “Chắc chắn”. Và Ngài gọi vợ đến bên Ngài. Người vợ đến, ngồi dưới chân Ngài và nói: “Dạ, thưa Sư Phụ”. Ngài bảo bà ra ngoài lấy vài viên sỏi bỏ vào nồi và nấu lên cho Ngài. (Dạ.) Thế là bà ra ngoài, lấy rất nhiều sỏi, bỏ hết vào nồi và nấu lên, chỉ như thế đó. (Dạ.)
Và vợ của Ngài Krishna cũng vậy. Khi Ngài nói Ngài bị nhức đầu, (À, vâng.) Ngài khảo nghiệm tất cả các đệ tử khác, bởi vì họ ganh tị với người gọi là vợ của Ngài, (À, vâng.) phu nhân của Ngài. Họ nói: “Giữa cô ấy và chúng con có gì khác biệt? Tại sao Ngài đối xử đặc biệt với cô ấy? (Dạ, dạ.) Sao Ngài ở bên cô ấy mà không ở bên ai khác trong số chúng con? (Dạ.) Và chúng con chỉ có thể đến rồi đi, còn cô ấy thì lúc nào cũng ở bên Ngài”. Họ ganh tị. (Dạ.) Và Ngài Krishna nói: “Không đâu, cô ấy rất biết nghe lời. Ta không thể ở cùng tất cả quý vị bởi vì quý vị có thể cãi nhau, có thể tranh luận, quý vị có ngã chấp và đủ thứ, như thế sẽ rất phiền phức cho ta nếu có quý vị ở gần bên. Nhưng cô ấy thì khác. Cô ấy như là một với ta. Bất cứ điều gì ta bảo cô ấy làm, cô ấy sẽ làm”. (Dạ.)
Và, mọi người không tin điều đó, nhưng vào ngày khác, Ngài giả bộ nhức đầu, (Dạ.) rồi Ngài… “Ôi, nhức đầu quá!” và la hét, lăn lộn trên sàn nhà này kia. Và rồi, tất cả nữ đệ tử khác hỏi Ngài họ có thể làm gì cho Ngài để hết nhức đầu. (Dạ.) “Có thể được không ạ?” Ngài nói: “Được, được, có thể. Nếu quý vị dẫm lên đầu ta, thì sẽ hết nhức đầu ngay”. Không ai dám làm. (Dạ không.) “Ôi, Sư Phụ ơi, làm sao chúng con dám làm vậy? (Dạ.) Chúng con thậm chí không dám ngồi ngang hàng với Ngài, thì làm sao chúng con dám dẫm lên đầu Ngài?” (Dạ, đúng ạ!) Không ai dám.
Và rồi Ngài gọi Radha vào, bởi vì Radha là phu nhân của Ngài. Rồi Ngài nói với cô ấy: “Ta bị nhức đầu. Bây giờ nàng dẫm lên đầu ta, để chữa bệnh nhức đầu của ta”. Cô ấy làm ngay lập tức. Cho nên Ngài nói với tất cả cô gái: “Thấy không? Quý vị không nghe theo chỉ thị của ta, không làm những gì ta yêu cầu. Cô ấy thì luôn luôn làm, không thắc mắc gì hết”. (Dạ đúng.) Vì vậy, ngay lúc đó, vấn đề đã được giải quyết để mọi người cảm thấy hài lòng. Họ cảm thấy sự khác biệt giữa họ và cô ấy. (Dạ, con hiểu rồi.) Vậy tốt. Giống như vợ của Ngài Kabir. Họ sống với nhau như bằng hữu, (Dạ.) không chỉ là đệ tử.
Tôi thấy các Minh Sư khác ở Ấn Độ. Trước khi trở thành Minh Sư, các Ngài đã kết hôn và có con cái này kia. Sau khi Ngài được cha Ngài hoặc Sư Phụ chỉ định làm Minh Sư, thì người vợ luôn luôn ngồi dưới chân. Biết không, giống như, Minh Sư ngồi trên ghế, bà vợ ngồi dưới chân của vị Minh Sư mới. Bà không bao giờ ngồi ngang hàng với Ngài. (Dạ đúng.) Chính mắt tôi thấy như vậy. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Đây là điểm chính. Không phải là Minh Sư quan tâm ai ngồi đâu. Chỉ là truyền thống của họ (Dạ.) để bày tỏ lòng tôn kính. Ngay cả mẹ của Minh Sư, tôi cũng thấy ngồi dưới chân Minh Sư, chứ không ngồi ngang với Ngài, (Dạ.) không ngồi ngang hàng. (Dạ, thưa Sư Phụ.)
Rồi bây giờ, Milarepa đi đến gặp vị đệ tử, là một đại đệ tử của Marpa, Sư Phụ của Ngài. Người đại diện của Sư Phụ Ngài, người huynh trưởng, người giỏi, và ở gần đó, không xa, chỉ đi bộ một quãng đường là tới. Và vị đệ tử đọc lá thư của Sư Mẫu. Họ gọi vợ của Minh Sư là “Sư Mẫu”. (Ồ, vâng.) Hầu như là vậy: “Thánh Mẫu”. (Dạ.) Và rồi vị này đọc lá thư đó, nên nói: “Được, được. Tôi sẽ truyền Tâm Ấn cho anh”, mặc dù cảm thấy kỳ lạ. “Tại sao Sư Phụ không truyền ở đó? Và tại sao lại gửi người này đến đây để thọ Tâm Ấn?” (Dạ.) Nhưng ông không nghi ngờ vị Sư Mẫu. Nếu muốn hỏi, thì ông phải đi bộ một ngày nữa rồi quay trở lại, hoặc phái người nào đó cưỡi ngựa và rồi chờ người đó quay trở lại. (Dạ. [Mất] nhiều thời gian.) Ngày nay, chúng ta thuận tiện hơn.
Và rồi vị đệ tử truyền Tâm Ấn cho Milarepa, được thôi, nhưng Milarepa không nhận được gì cả. (Ồ, dạ.) Milarepa không nhận được kết nối nào, không có thể nghiệm nào, nên vị đệ tử cảm thấy rất bối rối. Ông nói: “Có thể nào là Sư Phụ không cho phép chăng?” (Ồ. Dạ.) Vì thế, Milarepa phải thú nhận, nói: “Không, chúng tôi chỉ xin phép Sư Mẫu thôi. Sư Phụ không biết”. Và Ngài kể chuyện đáng thương của Ngài, ca bài than thở thảm thương của Ngài. “Ngày nào tôi cũng làm việc, và Sư Phụ đánh tôi nhừ tử. Ngài không cho tôi ăn”, đủ thứ như vậy. Để họ cảm thấy thương hại Ngài, nhưng vô ích, vô ích.
Cảm thấy thương hại cho Ngài chỉ là cảm xúc con người. (Dạ đúng.) Đối xử tốt với ai hay đối xử xấu với ai, đó chỉ là thái độ và tình cảm con người và do sự sai khiến của đầu óc. Điều đó không liên quan gì đến lực lượng tâm linh và tu hành. Vì vậy, Milarepa phải đi bộ về nhà, cảm thấy buồn rười rượi, quá thất vọng, quá thất vọng, quá khổ sở. Phải đi về nhà, lại phải chịu đựng mọi đối xử đó. (Dạ.)
Cho tới một ngày, vị Minh Sư sẵn sàng truyền Tâm Ấn cho Ngài. Cho tới một ngày, nghiệp của Ngài, sát nghiệp nặng nề, khủng khiếp của Ngài đã hết, (Dạ.) cũng được vị Minh Sư gánh ít nhất một nửa. (Dạ.) Không phải vì bị đánh đập mà nghiệp của Ngài được rửa sạch, nhưng điều đó cũng giúp, (Dạ.) bởi vì do vị Minh Sư làm. Nếu ai khác làm, thì lực lượng sẽ không giống vậy. (Dạ, không hiệu quả.) Lực lượng rửa nghiệp sẽ không giống vậy.
Bởi vì chỉ có Minh Sư với Lực lượng vĩ đại, được Thượng Đế ban cho, mới có thể tẩy rửa nghiệp chướng của con người. Vì nghiệp chướng của con người đặc biệt rất, rất là khổng lồ. Thậm chí đến Con Đức Chúa Trời cũng phải hy sinh mạng sống trong một cách khủng khiếp như vậy để rửa sạch tội lỗi của con người.
Vậy bây giờ quý vị biết rồi há. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nếu Minh Sư không cho phép, thì điều này sẽ không xảy ra. Hoặc xảy ra không đúng, không thật. (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ.) Đó là ma vương gạt gẫm. (Dạ.)