Một linh mục lái chiếc xe “Lạng qua, lạng lại.” Nên cảnh sát nhìn thấy và chặn ông lại. hỏi, “Thưa cha, cha uống rượu hả?” Ông linh mục đó. Ông nói, “Đâu có. Tôi chỉ uống nước ở ghế sau thôi mà.” Người cảnh sát nhìn vào băng ghế sau thì thấy chai rượu, không phải nước. Rồi ông linh mục nói, “Ôi Trời ơi. Đó là phép màu. Ngài lại làm vậy nữa rồi.” Chúa Giê-su, biến nước thành rượu.
Truyện cười? (Cô ấy có truyện cười.) Cô có truyện cười? Ðược. Tiếng Hoa hay tiếng Anh? (Dạ tiếng Anh.) Tốt. (Phía sau xe Land Rover, lúc nào cũng có một bánh xe [dự phòng] viết là “4x4.”) Ờ, bánh xe, 4 nhân 4. (Người chủ vừa mới mua chiếc xe, đó là xe mới, và ngày hôm sau, có người ghi bên cạnh là “=16.”) “4 x 4,” rồi họ viết “= 16” trên bánh xe Land Rover [dự phòng]. (Dạ, đó là chiếc xe mới. Thế nên người chủ xe ráng lấy sơn xóa đi để xe được sạch và đẹp. Nhưng rồi hôm sau lại xảy ra nữa.) Lại nữa. (Rồi chủ xe có một ý kiến hay. Ông dùng sơn loại tốt, sơn “=16” vừa sạch vừa đẹp. Sau đó ông nghĩ, “Ờ, đã giải quyết được vấn đề.” Nhưng ngày kế, ông thấy trên xe cạnh chỗ mới sơn có đánh dấu kiểm, “Ðúng.”) “Anh đúng rồi,” hả? (Dạ.) Hay, hay. (Dạ đúng.) Điều đó nhắc tôi nhớ truyện cười khác.
Có một anh chàng kia đậu một chiếc xe bình thường trong bãi đậu xe. Anh ta đặt tấm bìa cứng bên ngoài, viết, “Trong xe không có gì đáng giá.” Quý vị biết rồi, phải không? Mọi người đều biết hả? (Dạ không.). Rồi. Để người ta đừng có đập kính xe. Tấm bìa cứng ghi, “Trong xe tôi không có gì thật sự có giá trị.” Khi anh ta trở lại, xe bị đập vỡ kính, mọi thứ bị bới tung lên, từ trong ra ngoài. Anh than, “Trời ơi! Sao vậy? Mình đã viết tấm bảng là, ‘Không có gì giá trị.’ Sao còn có người cố quấy rầy đập kính xe mình?” Rồi anh ta nhìn vào trong hộc xe, bên trong có một tờ giấy viết là, “Tụi tao chỉ kiểm tra coi mày có nói thật không.”
Rồi, truyện nào nữa? Có không? Còn ai không? Có ai trên lầu hay là trong nhà xe có truyện cười không? (Con mắc cỡ, thưa Sư Phụ!) Mắc cỡ? Tôi cũng mắc cỡ. Nhưng chúng ta là người nhà mà. (Dạ đúng.) Gia đình cả! Có không? (Dạ không.) Không à? Ồ, tệ quá! Thôi, được!
(Con có một truyện về “Say Rượu và Hôn Nhân.”) Về cái gì? Gia đình? (Say rượu và hôn nhân.) Kể đi. (Câu chuyện nói về một người say xỉn đi về nhà. Sáng hôm sau, ông thức dậy thấy bà vợ chuẩn bị sẵn bữa điểm tâm rất ngon lành cho ông. Trước đó, mỗi lần say rượu đi về nhà, sáng hôm sau ông đều bị vợ la mắng và làm mặt giận. Nên ông hoang mang và…) Quý vị hiểu không? (Dạ không.) Rồi, như vầy, bà vợ lúc nào cũng la rầy ông chồng mỗi khi ông say rượu về nhà. Nhưng lần này khi say rượu, sáng hôm sau thức dậy ông lại được một bữa ăn sáng ngon lành, nên ông hoang mang, không biết chuyện gì xảy ra. (Thế rồi ông hỏi đứa con trai, “Đêm qua cha đã làm gì?” Đứa con đáp, “Đêm qua khi mẹ thay quần áo cho cha, cha nói, “Tránh ra. Tôi có vợ rồi.”) “Tránh ra. Tôi có vợ rồi.” Khi say rượu, ông ta nói như vậy. Khi bà vợ thay quần áo cho ông, lúc đó ông đang say, mà nói, “Tránh ra. Tôi có vợ rồi.” Thành ra bà vợ mới vui. Ý kiến hay! Được rồi, hay lắm. Vì người ta nghĩ rằng khi say rượu, họ nói sự thật. Nên bà vợ vui khi thấy ông chung thủy. Chuyện là như vậy. Được rồi. (Có lẽ ông ta không say lắm ạ?) Có thể! Biết đâu được? Ông đâu có nói tôi biết. Giả bộ hả? Ông ta giả bộ. Người nào nữa? Được rồi, tốt.
(Con có một truyện.) Chúng ta đi về chưa? (Dạ chúng con có một truyện nữa.) (Rất ngắn ạ.) Được rồi. Không sao. Cứ kể dài ra. (Con nghe nói Winston Churchill không phải là một người tốt lắm. Một hôm, có một phụ nữ nói với ông, “Thưa ông, nếu tôi là vợ ông, tôi sẽ cho ông uống thuốc độc.” Thế là ông nói, “Nếu bà là vợ tôi, thì tôi sẽ uống.”) Tôi sẽ uống. Ôi chao! (Chao ơi!) Trời ơi! (Ông ta ác quá!) (Hay quá!) Khi nãy, lúc tôi kể, quý vị đâu có vỗ tay như thế đâu. Kể đi!
(Một chú chó Columbia vào rừng với chủ của mình, rồi chú đi lạc. Lúc này, có một con báo sắp sửa ăn thịt chú chó. Chú chó nói, “Trời ơi, mình phải làm sao bây giờ?” Chú chó nhỏ thôi! Khi chú chó thấy con báo sắp tấn công mình, chú chó bắt đầu liếm móng chân và nói, “Con báo mình vừa ăn thật là ngon!” Thế rồi, con báo nói, “Ôi Trời ơi! Con chó đó thật nguy hiểm.” Rồi con báo bỏ đi. Nãy giờ, chú khỉ đã quan sát chú chó, nên đi tới bên con báo kia, nói, “Anh báo ngu khờ, anh vừa bị chó kia đánh lừa rồi.” Con báo nói, “Tại sao?” “Tôi đã nhìn thấy mọi việc. Nó không ăn thịt con báo nào cả. Ðó chỉ là bộ xương của một con thú khác thôi.” Báo nói, “Ðược rồi, chứng minh đi!” “Vậy chúng ta hãy cùng đi đến đó.” Chú chó đang cố gắng hết sức để tìm đường tẩu thoát nhưng không có cách nào. Rồi chú chó lại trông thấy con báo, lần này đi cùng với chú khỉ. Chú chó nói, “Trời! Con khỉ đó.” Con báo nói, “Được rồi, ngươi hãy ở đây, bây giờ ta sẽ đi ăn chú chó kia.” Chú chó tuyệt vọng nói, “Thượng Đế ơi! Xin Ngài, xin Ngài khai sáng cho con!” Chú chó nói, “À! Có cách rồi”. Rồi chú chó đi tới nói, “Tên khỉ ngu dốt kia, sao đem con báo khác tới mà lâu quá vậy. Có vấn đề gì vậy?”) Đem cái gì? Khỉ ngu dốt gì? (“Ta cử tên khỉ ngu dốt đem con báo khác tới đây mà sao lâu quá vậy.” Con vừa mới dịch cho Ngài, thưa Sư Phụ, con xin lỗi.) Ồ, hiểu rồi, hiểu rồi. Quý vị hiểu chứ? (Dạ có một truyện nữa ở đây.) Quý vị không hiểu hả? Bởi vì con báo trở lại cùng với chú khỉ. Nên chú chó hết sức cố gắng, nói, “Ồ, tên khỉ ngu dốt kia! Sao đem con báo này về lâu quá vậy, con báo thứ hai?” Giống như là chú chó phái chú khỉ đi mang con báo về cho chú ăn thịt. Ha! Ha! (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Hay, hay lắm. (Con cần thêm chút sâm-banh [không cồn].) Thấy mấy ngón tay rồi? Nói đi.
(Có ba anh chàng kia, Van der Merwe cùng hai người bạn. Họ đang ở trong sa mạc, và họ tìm thấy một cây đèn. Van der Merwe nói, “Mình phải xoa cây đèn này. Biết đâu có thần đèn trong đó.”) Phải làm gì? Ồ, xoa cây đèn. (Dạ. Rồi họ xoa cây đèn, xoa, xoa, bỗng nhiên “Bùm…” thần đèn hiện ra. Thần đèn nói, “Ta sẽ ban cho mỗi người một điều ước! Chỉ một điều ước thôi!” Rồi một người bạn của anh Van der Merwe nói, “A, tôi chỉ muốn nước, chỉ chút nước để người tôi dịu mát dưới sức nóng của mặt trời này.” Thần đèn nói, “Xin tuân lệnh theo ước muốn của anh!” Thế là “Bùm!” Nước hiện ra. Anh ta vui sướng uống nước, và cảm thấy mát mẻ. Người bạn kia của Van der Merwe nói, “A, tôi chỉ ước có một cái quạt để quạt cho tôi dịu mát. Như vậy tốt hơn dưới sức nóng của mặt trời.” Thần đèn nói, “Xin tuân lệnh theo ước muốn của anh!” Thế là “Bùm!” Cái quạt hiện ra. Anh ta lấy nó quạt cho mình mát, và rất là vui sướng. Còn Van der Merwe ngồi đó đắn đo suy nghĩ, “Mình ước gì đây?”) Người bạn thứ ba? (Dạ.) Ờ. (Rồi anh ta nói, “A, biết rồi!,” anh nói, “Xin lỗi, xin cho tôi cửa xe hơi?” Thần đèn nhìn anh ta, lắc đầu, rồi nói, “Xin tuân lệnh theo ước muốn của anh!” Rồi, thế là “Bùm” Anh ta có được cửa xe. Hai người kia hỏi, “Cửa xe?” Một người có nước, một người có… “Sao anh lại muốn cửa xe?” Nên họ đi đến bên anh Van der Merwe và hỏi, “Van der Merwe, sao anh lại muốn cửa xe hơi trong khi anh có thể ước có bất cứ cái gì khác?” Van der Merwe nói, “Khi nào nóng quá thì chỉ cần quay cửa kính xuống!”) Được rồi. Hay! Hay!
Trong khi chờ, tôi kể truyện cười. Cô ta nhắc tôi nhớ ra. Có một người kia tìm thấy cây đèn, rồi xoa, xoa, xoa, ông thần đèn hiện ra. “Thưa, chủ nhân! Tôi làm gì cho ngài đây?” [Thần đèn] to lớn và đầy lực lượng! Người được kêu bằng chủ nhân, nói, “A, dĩ nhiên là ta muốn cái gì tốt, nhưng ta được mấy điều ước?” Thần đèn nói, “Ngài chỉ được một điều ước thôi.” “Vậy để ta nghĩ xem, để ta nghĩ xem”. Người đó suy nghĩ rồi nói, “Ồ, biết sao không? Ngày nào ta cũng phải lái xe rất xa để băng qua sông, để tìm đường băng qua sông. Sao không làm một cái cầu cho ta nhỉ, thế thì ta không cần phải lái xe đi xa.” Quý vị biết truyện cười này rồi hả? Không sao. Rồi thần đèn nhìn con sông vừa lớn, vừa rộng, rồi nói, “Ôi Trời ơi! Khó lắm! Phải mất mười năm mới làm xong!” Người đàn ông nói, “Thôi được, nếu khó thì hãy làm cho ta hiểu được vợ ta vậy!” Thần đèn nói, “Thôi được rồi, ông muốn chiếc cầu màu gì?” Quý vị biết truyện cười này, ha? Nó có trên mạng internet.
Gì nữa? Tôi nghĩ đã trễ rồi. Chúng ta về nhà chứ hả? Gia đình? (Dạ không!) Không à? (Dạ không!) Gia đình không chờ đợi quý vị sao? (Dạ không!) (Gia đình con ở đây.) Tôi biết. Tôi lo là gia đình quý vị có thể nghĩ quý vị cần phải về nhà. (Đây là gia đình của chúng con.) Quý vị ổn chứ? (Dạ ổn.) Được rồi. Trời nóng hả? (Mở cửa ra sẽ đỡ hơn ạ.) (Con xin kể một truyện cười.) Kể truyện cười! Rốt cuộc cũng nói! Rùa lên tiếng. Anh im lặng quá.
(Một cảnh sát nọ lái xe đi tuần tra, nhìn thấy một chiếc xe lạng lách trên đường, nên ông chặn chiếc xe đó lại. Ông nhìn vào trong xe, thì thấy có một linh mục. Cảnh sát hỏi, “Ông uống rượu hay là sao vậy?” Ông linh mục nói, “Ðâu có, đâu có. Từ nãy giờ tôi chỉ uống nước này ở ghế sau thôi.” Ông cảnh sát nhìn vào phía sau, thấy có một chai rượu nằm trên băng ghế sau. Anh cảnh sát cầm cái chai lên, nói, “Chai này đâu phải là nước.” Ông linh mục nói, “Trời ơi! Ngài lại làm vậy nữa rồi. Đó là phép màu.”) Truyện hay. Truyện cười hay đó. (Truyện cười hay, dạ.) Truyện cười hay. Quý vị hiểu không? Không. (Dạ hiểu.) (Con không hiểu.) Anh không hiểu à. Một linh mục lái chiếc xe “Lạng qua, lạng lại.” Nên cảnh sát nhìn thấy và chặn ông lại. hỏi, “Thưa cha, cha uống rượu hả?” Ông linh mục đó. Ông nói, “Đâu có. Tôi chỉ uống nước ở ghế sau thôi mà.” Người cảnh sát nhìn vào băng ghế sau thì thấy chai rượu, không phải nước. Rồi ông linh mục nói, “Ôi Trời ơi. Đó là phép màu. Ngài lại làm vậy nữa rồi.” Chúa Giê-su, biến nước thành rượu.
(Có một truyện nữa.) Một truyện nữa. (Tương tự.) Rồi, rồi. (Dạ, cũng tương tự. Không vui bằng. Nhưng dù sao… Một ngày nọ, có một tai nạn xe. Hai chiếc xe đụng nhau, hư nát hết. Hai người lái xe bước ra,) Ừ. (một nam và một nữ. Họ nói với nhau, “Nhìn xem, xe của chúng ta bị hư nát hết mà chúng ta không sao cả, không một vết trầy xước. Chắc là số mệnh.”) Phải. (Người đàn ông nói, “Nhìn này, chai rượu này ở đây. Mọi thứ đều bị vỡ nát, ngoại trừ chai rượu còn nguyên vẹn. Chắc đó là dấu hiệu nói chúng ta nên uống.” Người phụ nữ nói, “Được. Chúng ta chia đôi.” Người đàn ông nói, “Được. Để tôi mở cho. Của bà đây. Hãy uống đi.” Người phụ nữ nói, “Ông cứ uống phần của ông trước đi”. Thế rồi ông ta uống nửa chai rượu. Ông ta hỏi, “Bà không uống phần của bà sao?” Bà nói, “Không, tôi nghĩ tôi sẽ đợi tới khi cảnh sát tới.”) Hiểu. Như vậy cảnh sát sẽ quy tội hết cho người kia. Hiểu không? Chuyện là vậy đó. Cho nên, tốt hơn đừng uống rượu, thì họ không thể kết tội mình gì hết.