Rồi, truyện này là từ kinh Phật. Tựa đề là: “Họa Từ Miệng Mà Ra”. […] Ngày xửa ngày xưa, có một hồ nước. Và trong hồ đó có một (người-thân-)rùa, và bên ngoài hồ đó có hai (người-thân-)hồng hạc. Một (người-thân-)rùa và hai (người-thân-)hồng hạc. […] Họ là bạn với nhau. Năm đó rất... Có một đợt hạn hán. […] Mặt Trời dường như ngày càng nóng hơn bình thường. Và tất cả cỏ cây đều đổi màu, trở thành màu cà phê. Như một loại hắc thần thông. […]
Rồi, truyện này là từ kinh Phật. Tựa đề là: “Họa Từ Miệng Mà Ra”. Rồi. Ngày xửa ngày xưa, xưa thật là xưa, có hồ nước ở nơi nào đó. Ở bên trong hồ đó, và bên ngoài hồ đó, có một (người-thân-)rùa. Quý vị biết (người-thân-)rùa không? (Dạ biết.) Và hai (người-thân-)hồng hạc. Sao vậy? Không có tiếng? Làm ơn vặn to lên. Vặn tiếng to lên. Những vấn đề kỹ thuật. Sự cố kỹ thuật. Bây giờ được chưa?
Ngày xửa ngày xưa, có một hồ nước. Và trong hồ đó có một (người-thân-)rùa, và bên ngoài hồ đó có hai (người-thân-)hồng hạc. Một (người-thân-)rùa và hai (người-thân-)hồng hạc. [Nghe] được không? Lỡ không nghe được, thì hãy dùng mắt trí huệ. Họ là bạn với nhau. Năm đó rất... Có một đợt hạn hán. Phải, phải, phải. Hạn hán. Cho nên, không có nước. Suốt một năm trời không có giọt mưa nào. Và hồ đó, nước trong hồ ngày càng ít đi. Đọc tiếng Âu Lạc (Việt Nam) rồi nói bằng tiếng Anh mắc cười quá. Như thần thông vậy.
Họ trở thành bạn, và rồi bây giờ họ không có nước. Mặt Trời dường như ngày càng nóng hơn bình thường. Và tất cả cỏ cây đều đổi màu, trở thành màu cà phê. Như một loại hắc thần thông. Rồi, vì nước trở nên quá ít và Mặt Trời quá nóng, nên nước trở thành rất nóng. Cho nên, thủy tộc sống trong [hồ] dần dần đi lên Niết Bàn, từng con một. Từng con một. Truyện này không buồn cười lắm, nhưng khi tôi đọc thì buồn cười. Nếu không, khi đọc nguyên văn, quý vị sẽ buồn ngủ. Quá nghiêm túc. Hiểu không? (Dạ hiểu.) Tôi không biết người kể chuyện này có khai ngộ hay không. Nhưng chắc chắn họ không khôi hài, không có óc hài hước.
Rồi bây giờ, trong tình huống này, (người-thân-)rùa rất bồn chồn và trong đầu chú luôn nghĩ lung tung về việc phải làm gì. Chú rất muốn thoát khỏi tình trạng này. Chú cứ suy nghĩ hoài. Và rồi thật may mắn, đôi vợ chồng chim hồng hạc đến thăm chú. Nhìn thấy chú với khuôn mặt sầu não như vậy – đeo một cái mặt nạ sầu não như vậy – họ hỏi chú một cách rất thân thiện và lo lắng, ân cần, trìu mến: “Chuyện gì đang xảy ra vậy? Có chuyện gì với anh hả? Sao trông anh như bị táo bón quá vậy?” Vì, trông chú thật khổ não. Rồi, (người-thân-)rùa nói với họ: “Ồ! Ồ! Hai bạn không biết đâu! Tôi ở trong tình thế rất hiểm nguy!” Có đúng không? Tiếng Anh của tôi vẫn ổn chứ? (Dạ vâng.) Đôi khi có pha chút hài hước. “Tôi nghĩ mình sắp chết rồi. Tưởng rằng sẽ không gặp lại hai bạn nữa”.
Thế rồi, chim hồng hạc chồng ngăn chú lại, ngắt lời chú và nói: “Chúng ta là bạn tốt với nhau từ lâu rồi. Chúng ta đã cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn từ lâu lắm rồi. Hãy cho chúng tôi biết lý do gì khiến anh không vui và lo lắng như thế. Chúng tôi chắc chắn sẽ cố hết sức giúp anh, cứu anh ra khỏi tình cảnh khốn khổ đó”. Nói tiếng Anh Oxford thiệt là mệt. “Chúng tôi còn chưa biết vấn đề của anh là gì, mà anh đã chán nản, vô vọng như thế rồi. Không nên như vậy. Vấn đề nào cũng có giải pháp”. Được. Nghe thật sự rất có trí huệ, ờ, ờ. Có lẽ họ tu Pháp Môn Quán Âm. (Người-thân-)chim hồng hạc khai ngộ. Rồi. Để xem sao. Bây giờ…
Tôi mới phát hiện ra rằng truyện nào cũng có thể hay, cũng có thể hài hước. Tôi đọc truyện này khi ngồi trên kiệu họ khiêng tôi, nhân tiện tôi đọc, chọn một số giải pháp nhanh chóng cho vấn đề của tôi ở đây. Tại vì mỗi khi gặp quý vị, tôi đều có vấn đề; tôi phải cho quý vị gì đó. Và bánh thuần chay quý vị đã ăn hết rồi, kẹo (thuần chay) gần hết, trái cây đã hết sạch và tôi chẳng còn gì ngoài truyện. Nên tôi lật nhanh và ráng coi có truyện nào [hay] không, nhưng không truyện nào làm tôi hài lòng. Có vẻ quá trẻ con, và chẳng có gì thật sự hay cả. Nhưng bây giờ đọc, thì nghe có vẻ hay. Thật buồn cười, ít ra chúng ta có thể vui. (Vâng.) Bởi vì tôi đã thay đổi âm điệu của truyện. Tôi chỉ kể nội dung chính, chứ không đọc y hệt những câu họ viết trong sách, vì như vậy chán lắm. Tôi gần như ngủ gục khi đọc truyện này. Ờ. Vậy bây giờ, chỉ để cho quý vị biết là tôi giỏi. Ờ. Được quý vị chấp nhận đâu có dễ.
Rồi. Bấy giờ, (người-thân-)rùa thở dài một cách khổ não, buồn bã và trả lời họ: “Tôi không biết hai bạn có thể làm gì được cho tôi. Nhưng đã nhiều ngày rồi tôi không có gì để đưa vào đan điền của mình. Tôi chỉ có thể thiền về đan điền, không có sự khai ngộ nào đi vô hết. Cho nên, tôi nghĩ mình sẽ chết. Không nước, không cá, không tôm, không ếch, không gì cả. Tôi nghĩ mình sẽ chết. Hoặc cuối cùng mấy chàng cao bồi sẽ phát hiện ra tôi và mang tôi về làm đồ ăn tối. Cách đây 5 năm, tôi đã bị họ bắt một lần, nhưng lần đó may mắn là có một bà lão tin vào đạo Phật, nên đem tôi trả về hồ. Nếu tôi bị bắt lại lần nữa, tôi không chắc Phật A Di Đà có cứu được tôi nữa không. Nhưng có lẽ Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư có thể cứu được. Nhưng tôi chưa thử cầu Ngài. Nên không biết. Mỗi khi tôi nghĩ đến lần thoát chết trước của mình, tôi lại nổi “da gà” khắp mai rùa”.
Quý vị tưởng tượng được không, (người-thân-)rùa nổi da gà? Tưởng tượng được không? (Dạ không.) Quý vị có bao giờ nhìn thấy (người-thân-)rùa như vậy chưa? Da gà. Một (người-thân-)rùa nổi da gà. Nguyên văn không phải như vậy. Tôi chỉ tình cờ nghĩ đến (người-thân-)rùa nổi da gà. Ừ, quý vị biết phải không? Biết da gà chứ hả? Khi quá sợ hãi, thì lúc đó da của quý vị… (Dạ.) Da mình nổi các nốt sần. (Nổi da gà.) Nổi da gà, phải không? Nổi da gà! Ờ. Làm ơn, tôi nói đúng tiếng Anh mà.
Rồi, bây giờ, chuyện gì xảy ra tiếp, mình coi coi. Bấy giờ, chim hồng hạc chồng thiền quán rất, rất sâu về vấn đề này. Cho nên lông mày chú nhíu vào nhau như vầy. Hai chân chú xếp bằng như thế đó và đôi cánh của chú được đặt trên hai chân trong tư thế chim hồng hạc. Và mắt trí huệ của chú có màu đục do suy nghĩ. Còn chim vợ, hồng hạc cái thì có lòng từ bi sâu sắc. Cô vô cùng thông cảm với chú rùa.
Photo Caption: Này, Cười Như Em Nhé > Bạn Sẽ Vui Tươi!