(Người-thân-)rùa, biết không, rất chậm. “Trời ơi, mười dặm (~16 km)! Bây giờ mười mét, tôi cũng không thể bò được, chứ đừng nói chi mười dặm. Ôi. Tôi nghĩ mình sẽ chết ở đây. Chắc chắn tôi sẽ chết ở đây. Không có gì để ăn. Di chuyển mười mét còn không nổi, nói chi tới mười dặm!” Này, có vẻ như chú sắp chết! […] Và rồi chim hồng hạc chồng nói: “Đừng lo. Đừng lo. Chúng tôi biết rồi. Chúng tôi có phương tiện di chuyển cho anh. […] Nhưng có một điều kiện. Anh phải lắng nghe cho kỹ kế hoạch của chúng tôi. […]
Ngày xửa ngày xưa, có một hồ nước. Và trong hồ đó có một (người-thân-)rùa, và bên ngoài hồ đó có hai (người-thân-)hồng hạc. Một (người-thân-)rùa và hai (người-thân-)hồng hạc. […] Họ là bạn với nhau. Năm đó rất... Có một đợt hạn hán. Phải, phải, phải, hạn hán. Cho nên, không có nước. Suốt một năm trời không có giọt mưa nào. Và hồ đó, nước trong hồ ngày càng ít đi. […] Thủy tộc sống trong nước dần dần đi lên Niết Bàn, từng con một. Từng người một. […] Rồi bây giờ, trong tình huống này, (người-thân-)rùa rất bồn chồn và trong đầu chú luôn nghĩ lung tung về việc phải làm gì. Chú rất muốn thoát khỏi tình trạng này. Chú cứ suy nghĩ hoài. Và rồi thật may mắn, đôi vợ chồng chim hồng hạc đến thăm chú. Nhìn thấy chú với khuôn mặt sầu não như vậy – đeo một cái mặt nạ sầu não như vậy – họ hỏi chú một cách rất thân thiện và lo lắng, ân cần, trìu mến: “Chuyện gì đang xảy ra vậy? Có chuyện gì với anh hả? Sao trông anh như bị táo bón quá vậy?” Vì, trông chú thật khổ sở.
Rồi, (người-thân-)rùa nói với họ: “Ồ! Ồ! Hai bạn không biết đâu! Tôi ở trong tình thế rất nguy hiểm!” […] “Tôi không biết hai bạn có thể làm gì được cho tôi. Nhưng đã nhiều ngày rồi tôi không có gì để đưa vào đan điền của mình. Tôi chỉ có thể thiền về đan điền, không có sự khai ngộ nào đi vô hết. Cho nên, tôi nghĩ mình sẽ chết. Không nước, không cá, không tôm, không ếch, không gì cả. Tôi nghĩ mình sẽ chết”. […] Bấy giờ, chim hồng hạc chồng thiền quán rất, rất sâu về vấn đề này. Vì vậy, lông mày chú nhíu vào nhau như vầy. Hai chân chú xếp bằng như thế đó và đôi cánh của chú được đặt trên hai chân trong tư thế chim hồng hạc. Và mắt trí huệ của chú có màu đục do suy nghĩ. Còn chim vợ, hồng hạc mái thì có lòng từ bi sâu sắc. Cô ấy vô cùng thông cảm với chú rùa.
Sau đó (người-thân-) hồng hạc mái nói với (người-thân-)rùa: ((Người-thân-)rùa.) “Này! Sao anh không dọn đi?” Hiểu không? Không à. Cô ấy nói: “Sao anh không dọn đi? Dọn đến nơi khác. Chuyển nhà đi”. Chú đi tới đâu cũng có nhà. “Dọn nhà, đi nơi khác. Bắt đầu một công việc khác”. Rồi, (người-thân-)rùa vô cùng khổ sở, nói với chim hồng hạc vợ: “Tưởng tượng xem, bạn biết không, tôi chưa bao giờ đi đâu hết. Tôi thậm chí không có xe hơi”. Đây là (người-thân-)rùa hiện đại hơn. Tôi đổi để phù hợp với thế kỷ này. Bởi vì vào thời khi Đức Phật kể truyện này, chưa có xe hơi. Nhưng bây giờ, chúng ta đang ở thế kỷ 21, nên hiện đại hóa mọi thứ một chút, cũng không tệ, phải không? Rồi. Đức Phật sẽ thứ lỗi cho tôi. “Bạn biết đó, tôi di chuyển không nhanh lắm. Không có xe thì tôi phải làm sao? “Hơn nữa, tôi yêu quê tôi. Tôi thà chết ở quê hương mình. Nếu tôi bị chôn ở nơi xa lạ nào, bạn nghĩ linh hồn tôi sẽ không bồn chồn hay sao?” Linh hồn của (người-thân-)rùa cũng không thể bồn chồn quá, [vì] chú rất chậm chạp, phải không? Chú không thể… bồn chồn được.
Rồi bỗng nhiên, chim hồng hạc trống, hồng hạc chồng, ngẩng cái cổ rất dài của mình lên. “Tôi có ý này! Tôi muốn nói, làm ơn!” Đầy hy vọng và cảm hứng. “À, đừng sợ. Đừng sợ. A. Tôi biết! Cách đây mười dặm (~16 km), có một ao (Ao.) sen. Và ao sen đó nổi tiếng là không bao giờ cạn”. Có đúng không? Vẫn ổn chứ? “Ngay cả khi chúng ta gặp hạn hán như thế này, nó cũng không bao giờ cạn. Nên, chúng tôi sẽ đưa anh đến đó rồi chúng ta sẽ ở bên nhau. Chúng tôi sẽ ở bên anh để anh không cảm thấy cô đơn, rồi chúng tôi sẽ chia sẻ mọi thăng trầm cùng anh. Như vậy được không?”
Nghe vậy, (người-thân-)rùa vẫn cân nhắc. Thậm chí suy nghĩ cũng rất chậm. Chú suy nghĩ theo kiểu rùa. Khôn ngoan, phải. Chú cứ suy nghĩ khoảng nửa tiếng đồng hồ cho tới khi có thể nghĩ ra được. (Người-thân-)rùa, biết không, rất chậm. “Trời ơi, mười dặm (~16 km)! Bây giờ mười mét, tôi cũng không thể bò được, chứ đừng nói chi mười dặm. Ôi. Tôi nghĩ mình sẽ chết ở đây. Chắc chắn tôi sẽ chết ở đây. Không có gì để ăn. Di chuyển mười mét còn không nổi, nói chi tới mười dặm!” Này, có vẻ như chú sắp chết!
Và rồi chim hồng hạc chồng nói: “Đừng lo. Đừng lo. Chúng tôi biết rồi. Chúng tôi có phương tiện di chuyển cho anh. Chúng tôi đã đặt vé máy bay hạng nhất cho anh. Đừng lo. Đừng lo. Ờ, ờ, ờ. Nhưng có một điều kiện. Anh phải lắng nghe cho kỹ kế hoạch của chúng tôi. Rồi chúng ta có thể làm được”. Và rồi (người-thân-)rùa tỏ ra rất quan tâm. Chú nói: “Được, được. Nói đi”. Bây giờ chú đã nhanh. Chú trả lời sau 20 phút thay vì sau nửa giờ. “Xin vui lòng cho tôi biết. Làm ơn”.
Rồi chim hồng hạc chồng nói: “Rất đơn giản. Vợ chồng tôi lượm một sợi dây và chúng tôi cắn vào hai bên sợi dây, còn anh cắn vào giữa sợi dây. Sau đó chúng tôi sẽ đưa anh đến đích. Nhưng anh phải biết: đừng bao giờ mở miệng trong suốt cuộc hành trình. Nếu không thì nguy hiểm. Và có lẽ mai rùa của anh sẽ không còn nguyên vẹn, nó sẽ mỗi nơi một miếng. Hoặc có thể trở thành bột rùa”. Nghiền thành khoai tây nghiền. “Dù cho bất cứ chuyện gì xảy ra trên đường đi. Dù anh có phấn khích, tức giận hay bị kích động đến đâu, cũng đừng bao giờ, đừng bao giờ mở miệng. Rồi chỉ trong nửa giờ chúng ta sẽ đến đó. Vậy anh nhớ chứ?” (Người-thân-)rùa nói: “Hiểu”. Được. Mọi người đã sẵn sàng. Sau đó hai vợ chồng chim hồng hạc [muốn] bảo đảm một lần nữa: “Hãy nhớ đó. Cắn răng. Cắn chặt răng và đừng nói. Thậm chí đừng ngáp. Hiểu không? Anh thậm chí không thể hắt-xì. Phải kiên nhẫn. Hãy tự kiềm chế tới khi chúng ta đến đích”. Đồng ý. Được rồi. Mọi thứ đã ấn định. Sẵn sàng. Hiểu. Sẵn sàng và chúc may mắn.
Bây giờ, mình hãy đi cùng với họ. Được rồi. Sau đó cả hai cắn vào hai đầu sợi dây và (người-thân-)rùa – (cắn) ở giữa. Vậy đó. Họ di chuyển. Và rồi từ nơi này đến nơi khác, họ bay qua những cánh đồng cỏ xanh tươi, trên những bông hoa đỏ thắm, trên những bãi cỏ khô (màu) cà phê, giống như ở California khi tôi đến thăm lần trước. Rồi sau đó nó trở nên xanh tươi, sau một hoặc hai tuần. Và rồi [họ] bay ngang qua rất nhiều cảnh đẹp. (Người-thân-)rùa thích thú đến mức quên mất nỗi nhớ nhà. Nhiều lúc chú muốn mở miệng, chỉ để khen ngợi phong cảnh xung quanh: “Ôi. Cây Giáng Sinh đẹp quá. Bánh chapati (thuần chay) tuyệt vời. Trà Ấn Độ ngon. Các quý cô người Âu Lạc (Việt Nam) xinh đẹp. Những bài hát Trung Hoa hay. Nước đáng yêu”. V.v. Nhưng chú nhớ, nhớ (người-thân-)chim hồng hạc đã nói với chú rằng chú không thể mở miệng vì bất kỳ lý do gì. Nên, chú ráng hết sức kiềm chế, dồn hết sức chú ý vào miệng và không bao giờ mở ra. Nhưng. Luôn luôn có một chữ “nhưng”.
Họ bay qua một ngôi làng mà ở đó có bọn trẻ. Quý vị biết trẻ em mà, chúng luôn rất nghịch ngợm. Khi bọn trẻ nhìn thấy hai (người-thân-)chim hồng hạc và (người-thân-)rùa bay cùng nhau, chúng nói: “Ê, nhìn kìa! Hai (người-thân-)hồng hạc trói một (người-thân-)rùa kìa”. Tôi đã đổi một chút bản thảo này vì nó chán ngắt và không hợp lý. “Nhìn kìa, coi kìa, coi kìa. (Người-thân-)rùa ngốc nghếch bị (người-thân-)chim hồng hạc bắt. Chưa bao giờ thấy chuyện như vậy. Đúng là một vật buồn cười”. Rồi bọn trẻ cứ nói như vậy, rồi chúng la hét, nhảy nhót và trêu chọc (người-thân-)rùa.
Bấy giờ (người-thân-)rùa chịu không nổi nữa. Chưa bao giờ trong đời chú, và chú đã sống đến từng tuổi này, lại bị người ta hay bất cứ ai coi thường chú đến mức vậy. Ngã mạn của chú bị tổn thương. Pin tự trọng của chú đã cạn kiệt. Trí huệ của chú bị bóp méo và lòng tự ái của chú sôi sục. Như khi mình nấu ở nhiệt độ 200 độ (C) trong lò nướng. Nên, chú chiếu đôi mắt rùa của mình xuống đất, rồi mở miệng rùa ra nói với mấy đứa nhỏ: “Câm đi! Câm miệng!” Và khi nói xong, chú không còn là (người-thân-)rùa nữa. Chú đã được giải thoát. Chú đã được giải thoát khỏi mai rùa. Hết truyện. (Truyện hay quá.)
Rồi, Đức Phật nói… Phải. Chúng ta phải tôn kính Ngài. Ngài là người kể truyện. Đức Phật dạy: “Trên đời này, có bao nhiêu người, chỉ vì không giữ được miệng mồm mà mà gặp họa. Cho nên, hãy ghi nhớ rằng chỉ nói khi cần thiết mà thôi”. Câu truyện đã nói lên điều đó, và tôi đã cố gắng hết sức hài hước để biến một truyện rất nghiêm túc thành truyện hài.
Photo Caption: ANH LỚN BẢO VỆ EM NHỎ