Nên khi tọa thiền, quý vị nên để tất cả lại đàng sau. Để lại thân thể, để lại bạn hữu, để lại tất cả. Đừng nghĩ gì hết. Chỉ nên nghĩ tới sự vĩ đại của các vị Giáo Chủ tôi đã dạy quý vị. Tối thiểu, quý vị sẽ được sinh lên một trong các cảnh giới đó. Và rồi Sư Phụ sẽ tiếp tục giúp quý vị. Nếu nghĩ gì khác, thì chỉ có Thượng Đế mới giúp được quý vị.
Rồi vị tỳ kheo già thầm nghĩ: “Được rồi, lần này ta hỏi thầy… trông thầy có vẻ rất thư thả, nếu ta hỏi thầy về những gì xảy ra trước đó, có lẽ thầy sẽ nói cho ta biết”. Thế rồi vị thầy nói: “Được rồi. Nghe đây. Ta sẽ nói rõ ông nghe nguyên nhân đằng sau những cảnh tượng này mà ông đã nhìn thấy trước đó. Đầu tiên người con gái nằm chết trên bãi biển, đó là vợ của anh Tát Bạc người nước Xá Vệ, có nhan sắc tuyệt đẹp, nên được chồng rất thương yêu. Nhưng Tát Bạc đi buôn, và vì quá yêu vợ, nên anh đưa vợ đi cùng, cùng với 500 người khách buôn ra biển”. Thời xưa, họ ra khơi vào vùng sâu thẳm để tìm châu báu, ngọc, đá quý, và đủ thứ, hoặc một số gỗ quý nổi trên mặt nước, như gỗ “tếch” hoặc gỗ trầm hương đủ thứ như vậy.
“Ở trên thuyền, cô vợ thường trang điểm má phấn môi son trâm gài, lược giắt ra ngắm vào vuốt, soi gương nhìn thấy mặt đẹp. Cô vợ này rất kiêu căng, rất… Không chỉ kiêu căng, mà còn tự mãn về sắc đẹp của mình, lại thêm bám víu vào sắc đẹp của mình. Ngay giữa biển khơi, bất ngờ xuất hiện một con rùa, một con rùa rất lớn. Bằng cách nào đó rùa làm thủng chiếc thuyền, nên mọi người đều chết hết. Vì thế các quỷ Dạ Xoa, quỷ La Sát làm sóng to gió lớn đánh dạt những thi thể đó vào bãi biển, vì biển không dung nạp tử thi”. Biết không, nhiều khi có bão lớn này kia trên đại dương, trên biển, đó là vì một số ma quỷ, ma lớn, ma nhỏ, chúng tạo nên gió lớn để làm gì đó. Có lẽ chúng đẩy các thi thể trên bãi biển hay đại khái vậy, hoặc để làm sạch mặt biển. “Những người đi buôn này, tùy theo lòng ham muốn và ý niệm khi chết mà họ sẽ bị đọa vào những nơi khác nhau. Cô gái này vì yêu bản thân và sắc đẹp của mình, thấy tiếc nuối không nỡ rời thân thể, nên bị đọa làm con giòi. Thế nên, con giòi cứ bò quanh để ngắm khuôn mặt của mình, mà không thể giải thoát.
Nếu ai hỏi: ‘Tùy theo lòng ham muốn, tâm bám víu, thì sinh vào nơi đó, hoặc sinh vào một địa vị hay làm một chúng sinh như thế để thỏa mãn ước muốn của mình, vậy làm sao một người có thể bị sinh vào địa ngục, bởi vì không ai muốn ràng buộc vào địa ngục, không ai thích địa ngục? Sao lại có người sinh ra trong địa ngục?’” Hợp lý há? Hợp lý. “Thì họ sẽ nói, người nào lúc sinh tiền lấy trộm tiền hoặc trộm đồ đạc của Tam Bảo, như của Phật và tăng đoàn, hoặc trộm của cha mẹ, hoặc sát nhân, tội ấy vô cùng lớn, phải đọa vào địa ngục hỏa thiêu mãi mãi. Nhưng trước khi chết, người đó sẽ mắc phải bệnh phong hàn. Người đó cảm thấy vô cùng lạnh, có thể là cảm hàn hoặc tương tự, trước khi lìa đời. Nên người đó lúc nào cũng cảm thấy vô cùng lạnh. Trong lúc bệnh, với cảm lạnh, quá lạnh như thế, người đó luôn nghĩ đến hơi ấm. Người đó luôn muốn tìm đến chỗ có hơi ấm, chỗ có lửa, hay điều gì tương tự vậy. Khi có ý niệm như vậy, người đó sẽ bị đọa vào hỏa ngục”.
Chà! Thật là một guồng máy tinh vi! Không thể tưởng tượng! Nếu bị cảm cúm, cảm lạnh, hay gì đó, thì đừng nghĩ tới lửa nha. Hãy nghĩ tới nước đá. Thì ít ra sẽ được sinh vào địa ngục băng đá. Xin lỗi. Đừng nghĩ gì hết! Chỉ nên nghĩ tới Đức Phật. Nghĩ tới Minh Sư. Nghĩ tới Thiên Đàng. Niệm Hồng Danh Năm Vị Giáo Chủ của Thiên Đàng. Rồi mình sẽ được sinh ra ở đó.
Thời điểm lúc lâm chung rất quan trọng. Bất cứ điều gì quý vị nghĩ vào lúc đó, quý vị sẽ thu hút vị trí hay là nơi chốn thích hợp để sinh ra ở đó. Đó là lý do khi còn sống, mình phải tập chết. Luyện tập. Nên khi tọa thiền, quý vị nên để tất cả lại đàng sau. Để lại thân thể, để lại bạn hữu, để lại tất cả. Đừng nghĩ gì hết. Chỉ nên nghĩ tới sự vĩ đại của các vị Giáo Chủ tôi đã dạy quý vị. Tối thiểu, quý vị sẽ được sinh lên một trong các cảnh giới đó. Và rồi Sư Phụ sẽ tiếp tục giúp quý vị. Nếu nghĩ gì khác, thì chỉ có Thượng Đế mới giúp được quý vị.
Nên đây là một guồng máy rất tinh vi. Không thể tưởng tượng được! Làm cho mình bệnh, lạnh, lạnh cóng như thế. Cho nên mình phải nghĩ tới lửa, tới nhiệt, rồi mình sẽ tự thu hút mình tới cái đó, tới lửa nóng địa ngục. Cho nên đừng quá sợ hãi. Ý tôi nói cho dù quý vị đã làm gì sai đi nữa, sau khi thọ Tâm Ấn, quý vị đã biết cái gì đúng, cái gì sai. Và Minh Sư đã cố giúp quý vị điều chỉnh nghiệp chướng rồi. Chỉ đừng tạo thêm nghiệp nữa. Thì khi vãng sanh, quý vị sẽ không nghĩ tới cái đó. Quý vị sẽ không tự kéo mình, hay đặt mình vào cái thế mà phải nghĩ tới đau khổ.
“Nếu người nào lấy trộm đèn thờ của người cúng dường Phật…” Biết không, để thờ Phật, họ thắp sáng cái đèn. Vào thời xa xưa, trời rất tối, không có điện, nên những người tới chiêm ngưỡng Đức Phật, họ phải mang đèn. Họ mang đèn cầy hoặc đèn dầu để buổi tối, tăng đoàn, Đức Phật có thể dùng để soi đường mà đi. Hoặc họ mang những thứ hữu dụng. Họ mang quần áo, đủ thứ, để cúng dường Đức Phật và tăng đoàn, bởi vì Đức Phật và tăng đoàn không có tiền. Họ không kiếm tiền. Họ chỉ dạy con người và nhận cúng dường của tha nhân để sinh tồn, để tiếp tục dạy giáo lý. Họ có thể làm việc, nhưng vì họ là người xuất gia. Họ chỉ muốn dành tất cả thời gian của mình để dạy dỗ tha nhân, và tọa thiền hoặc học với Đức Phật. Nên khi người tại gia tới, họ mang đủ thứ. Họ có thể mang theo bát, bình bát khất thực, một số quần áo, hoặc đèn, hay là thuốc men, những gì cần thiết. Và họ cũng có thể mang theo gì đó như trầm hương, nhũ hương, đủ thứ, bởi vì những thứ đó được dùng để đuổi muỗi và côn trùng, biết không? Đó là lý do quý vị thấy Đức Phật có hương nhang. Và rồi sau khi Đức Phật viên tịch, họ đốt hương nhang trước tượng Phật. Tôi thắc mắc không biết muỗi có thể cắn tượng đá hay không. Có ai thấy muỗi cắn tượng Phật chưa? Không à. Tôi nghĩ là không. Nhưng đó là truyền thống hay. Và nó giúp mấy người buôn nhang hương kiếm tiền, nên cũng tốt thôi. Không hại gì.
“Nếu người nào lấy trộm đèn thờ Phật, cùng các đồ vật khác, hoặc một số củi để sưởi ấm, để nhóm lửa hay đốt đuốc, hay thậm chí cỏ khô, hay bất cứ gì mà Đức Phật và tăng đoàn đôi lúc cần dùng, hay là nếu người nào vào phá hoại phòng tăng chúng, làm bừa bộn, gây rắc rối, hay là giảng đường, phá hoại giảng đường, đủ loại hành động phá hoại. Rồi thậm chí đối với người khác nữa, không phải chỉ Đức Phật và tăng đoàn… Vào mùa đông, nếu vì lý do nào đó mà lột áo của người, làm họ bị cóng, hoặc cậy thế lực, ngay cả trời rét vẫn lấy nước lạnh hành phạt người, những điều như vậy, khiến người ta chết rét, hoặc chết bỏng, hoặc cướp trộm quần áo của người, tất cả những hành động này sẽ khiến người đó đọa vào địa ngục, nhưng vào địa ngục hàn băng. Trước hết, người đó bị sốt, sốt cao, thân thể như bị đốt cháy, cảm thấy vô cùng nóng. Nên họ luôn nghĩ đến giá lạnh, nước đá và mấy thứ lạnh đó. Khi có ý niệm như vậy, thì người đó chết. Nó khiến người đó nghĩ như thế và chết. Đó là mục đích duy nhất của cơn sốt. Lúc đó là như vậy. Rồi dĩ nhiên sau khi hồn lìa khỏi xác, liền đọa vào địa ngục lạnh buốt”. Đức Phật kể rất nhiều địa ngục, như địa ngục: Ưu Bát La, Bát Đâu Ma, Câu Vật Đà, Phan Đà Lợi v.v. và v.v. Đây là những danh hiệu của các địa ngục hàn băng, có lẽ theo tiếng Phạn. Tôi không nhớ hết, xin lỗi.
“Trong những địa ngục hàn băng này, tội nhân luôn lạnh buốt, luôn giá rét. Thân thể họ trở nên khô khốc, giống như quả mận khô, hoặc tương tự như thế. Óc tủy bên trong rất mỏng manh, dễ bị bể, tất cả mọi thứ… Xương đầu tan vụn ra thành trăm ngàn mảnh, xương toàn thân gãy nát như tên vót nhọn. Rồi người đó phải sống trở lại, chịu đau đớn y như vậy, cứ chết đi sống lại, nhưng người đó không chết”. Dĩ nhiên, vào lúc đó, người đó ở trong thân thể A-tu-la, nên không chết. Và vẫn cảm nhận tất cả nỗi đau đớn y như thật. Không thể trốn đi đâu được, và không thể ngừng tiến trình đó, tới khi tội lỗi được rửa sạch.
Nếu người nào mang lòng tham lam cướp của người, làm cho người ta chết đói, chết khát, thì người đó khi chết sẽ bị đọa làm quỷ đói. Trước hết, y sẽ mắc phải bệnh chướng khí, đầy bụng, ăn uống không tiêu. Không ăn được, không thể tiêu hóa thức ăn. Rồi thầy thuốc xem bệnh lấy những thức ăn ngon dỗ dành: ‘Thứ này hảo hạng, thứ này ngon, thứ này ngọt, thứ này dễ tiêu, v.v. và v.v. quý vị cố gắng ăn đi thì bệnh sẽ khỏi’. Bệnh nhân ấy sinh lòng nóng giận nói: ‘Ghê quá! Tôi ghét những món này. Tôi sợ lắm! Đừng bao giờ để tôi thấy những món ăn này nữa’. Trong lúc đương ý niệm ấy thì chết, dĩ nhiên hồn lìa khỏi xác cứ theo ý niệm ấy mà đọa thành quỷ đói.
Cũng có người ngu si không tin ngôi Tam Bảo, tức là Minh Sư, giáo lý và tăng đoàn, và giáo đoàn, hoặc phỉ báng hoặc khinh khi Đức Phật, và cũng không sống theo đúng đạo làm người, như là không đủ đạo đức, không hiếu thảo với cha mẹ, không giúp đỡ anh chị em hoặc người khác trong gia tộc khi họ cần, và luôn chìm đắm trong thú vui xác thịt. Người đó không phân biệt đâu là họ hàng hoặc đâu là người lạ, loạn luân hay những thứ như vậy. Đồng thời, người ấy không tin vào nhân quả. Không tin điều đó. Rồi khi bệnh, người đó nằm co quắp, không thể duỗi thân ra bởi vì khi còn khỏe mạnh, người đó không muốn nghe những lời ngay thẳng, không muốn nghe lời nói đạo đức. Lúc đó, cha mẹ và thân nhân biết rằng: người bệnh này sắp chết, nên họ khuyên rằng: ‘Tụng kinh cho con nhé! Quy y Phật cho con nhé! Con nên ngắm hình tượng Phật với lòng tôn kính. Con chịu khó niệm Phật cho bớt tội lỗi, được nhiều phúc đức, được không? Và tất cả đồ vật mà con có hiện giờ, vì con sắp chết rồi, sẽ mang bố thí cho người nghèo’. Dù thân nhân nhẹ nhàng khuyên nhủ và tìm cách dỗ dành đưa người đó về đường ngay, chánh kiến như thế, nhưng tâm người đó vẫn không vui! Lại sân nộ ác ý nói: ‘Tôi nguyện rằng không bao giờ nghe những lời nói như vậy nữa. Nó không có nghĩa lý gì với tôi. Khi tôi chết, không có gì hết, không phúc đức, tội lỗi chi hết, chết là hết’. Khi nghĩ như thế, người đó chết. Và vì quan niệm sai lầm, khi hồn lìa khỏi xác thì bị đọa xuống cõi thấp làm súc sinh, vì súc sinh không có cơ hội để học văn hóa, đạo đức, không tôn kính cha mẹ, người già cả, không gì hết. Họ sinh làm loài thú. Cũng do tâm niệm của họ trước khi chết gây ra cả.
Nếu ai ham tu điều lành, trồng nhân cõi người, giữ năm giới, thì trong suốt cuộc đời, người ấy sẽ không bị bệnh tật làm bức bách thân tâm như thế, hay tâm ý không rối loạn. Và khi chết, tâm họ rất an vui, tư tưởng rất hoan hỉ và bình thản. Họ sẽ không trở nên hoang mang và bị giằng co như những bệnh nhân kể trên. Họ biết họ sắp chết. Nên khi gia đình hỏi họ: ‘Người muốn nghe Kinh Pháp không? Muốn ngắm hình tượng Phật không? Muốn gặp chư tăng nghe thuyết pháp không? Muốn thọ trai thọ giới không? Muốn cúng dường Tam Bảo không?’ Lúc ấy bệnh nhân sẽ đáp: ‘Được, được, được! Hay lắm, hay lắm! Tôi muốn như thế! Hãy làm giùm tôi.’ Thế thì gia đình lại nói tiếp cho nghe: ‘Được. Nếu muốn nghe, nếu muốn tụng kinh, ngắm hình tượng Phật, thì người sẽ được vào Phật đạo; nếu cúng dường để in ấn kinh Pháp, thì người sinh nơi nào cũng được thông minh và có trí huệ, ý tôi nói trong nhiều kiếp. Và sẽ thông hiểu nhiều điều, ý nói về giáo lý. Nếu cúng dường tăng đoàn, ý nói các tỳ kheo và tỳ kheo ni, thì sinh nơi nào người cũng được giàu sang, sung sướng, ý muốn dùng gì thì lúc nào cũng sẽ có’. Sau khi người bệnh, người đang sắp chết nghe xong thì rất hạnh phúc, phát nguyện rằng: ‘Nguyện cho con sinh nơi nào trong tương lai, cũng được gặp ngôi Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng.’ Người đó sau khi chết lại được tái sinh làm người.
Nếu người nào giữ Mười… Mười Giới Luật, nhiều hơn Ngũ giới một chút, rồi dùng công đức đó để cầu sinh lên Thiên Đàng, làm thiên đế, thiên đế cao trên trời, hoặc nếu người nào trì giới thanh tịnh vô cùng nghiêm túc, chăm chỉ và luôn luôn làm hạnh bố thí, chăm tu mười điều, tối thiểu năm giới mà tôi đã dạy quý vị, hoặc Bát Quan Trai Giới, thì lúc lâm chung người ấy sẽ được an vui. Họ có thể nằm ngửa chiêm ngưỡng hình tướng Phật, và bỗng nhiên nghe tiếng nhạc trời. Và mình có thể thấy thi thể, gương mặt của họ rất sáng sủa. Và họ sẽ để tay hướng lên như vầy. Sau đó hồn họ sẽ bay lên Trời.