Nhiều người nói thương tôi, nhưng tới lúc tôi muốn họ làm gì đó, thì họ không làm. Không làm cho tôi, thậm chí làm cho Truyền Hình Vô Thượng Sư hay gì đó, cũng không. “Con làm cũng được… nhưng mà, tuy nhiên, có lẽ, viện đủ cớ…” Tôi thấy thật sự thương cho mấy người này. Tôi đâu có cần họ, chỉ muốn cho họ một cơ hội, thật vậy, một cơ hội cho họ thăng tiến nhanh, vì tôi nghĩ họ muốn như vậy.
Rồi. Tôi sẽ kể quý vị nghe một truyện. Có một vị Minh Sư, đây là truyện có thật đâu đó bên Ấn Độ, lâu lắm rồi. Có một vị Minh Sư, một hôm Ngài muốn dẫn tất cả đệ tử gọi là thân tín, đệ tử thân cận, đi xuống phố. Vì tối hôm trước mọi người có lễ hội hay gì đó, rồi trong niềm vui của “Ngày Thanh Hải”, mọi người bày tỏ: “Thưa Sư Phụ, con thương Ngài, con sẽ theo Sư Phụ mãi mãi, con sẽ chết cho Sư Phụ, v.v…” Ngày hôm sau, Ngài dẫn nguyên đám (đệ tử) “con thương Sư Phụ” đó đến một lầu xanh. Ngài đến đó, tú bà trông thấy Ngài, biết Ngài là người thánh thiện, bà ta quỳ xuống nói rằng: “Ồ, thưa Sư Phụ, thật vinh dự là Ngài đến chỗ con. Xin Ngài cho biết con có thể làm gì cho Ngài và các đệ tử thánh thiện của Ngài”. Tôi không nghĩ các đệ tử thánh thiện gì lắm. Có lẽ là không. Rồi vị Minh Sư đáp: “Ồ, ta chỉ cần ngủ một đêm ở chỗ của bà”. Bà nói: “Ồ, được chứ, thưa Sư Phụ, Còn gì khác không ạ?” “Và đem cho ta một đĩa rau, nhưng đậy lại, đừng để ai thấy gì trong đó. Ta muốn ăn, nhưng đậy lại. Đồ ăn chay, nhưng đậy lại. Rồi mang cho ta một chai xi-rô, xi-rô màu giống như màu rượu nho. Vậy là bình rượu, nhưng đổ xi-rô trong đó. Rồi một đĩa rau, gồm đủ loại. Đồ ăn chay, đậy lại”.
Khi họ vừa vào lầu xanh, cả thành đã bàn tán: “Ồ, không phải Đại Sư gì gì đó sao? Hãy nhìn xem Ngài đang làm gì với các đệ tử Cao quý của Ngài ở chỗ kiểu ‘Cao thượng’ này”. Họ bàn tán xôn xao đủ thứ, và tất cả đệ tử, ai cũng cảm thấy rất, rất xấu hổ rồi, họ chỉ đứng đó; đứng đó, nói chuyện, không biết phải làm gì. Rồi vị Minh Sư lên lầu chỗ của tú bà đó, bà ta đứng bên cạnh, và Ngài nói: “Bây giờ, nhờ bà cho ta mượn giường bà tối nay, còn bà đi ngủ dưới lầu, chỗ khác”. Bà ta nói: “Dạ, thưa Sư Phụ. Không vấn đề gì!” Rồi bà ta rời đi. Sau đó Ngài ăn món rau, uống nước cam, rồi lên giường ngủ. Sáng hôm sau tỉnh dậy, Ngài đi xuống – tất cả đệ tử đã bỏ đi hết ngoại trừ một người. Ngài hỏi: “Mọi người đâu hết rồi?” Những đệ tử mà “thương Sư Phụ đến chết” đó… “Mọi người khác đâu hết rồi?” Đệ tử duy nhất còn lại đáp: “Thưa Sư Phụ, họ bỏ đi hết rồi, ngay lúc Sư Phụ bước vào phòng của cô gái lầu xanh. Họ bỏ đi hết rồi”. Ngài nói: “Nhưng tại sao?” Đệ tử đáp: “Thưa, cả thành phố bàn tán về họ, về Sư Phụ và về các đệ tử. Như Sư Phụ có một bình rượu, Sư Phụ đậy đĩa thịt, nếu không thì tại sao phải đậy?” Bởi vì nếu đó là đồ chay thì tại sao Sư Phụ phải đậy bí mật như vậy? “Và Sư Phụ có một bình rượu, rồi Sư Phụ đi vào phòng cô gái lầu xanh. Nên họ nghĩ Sư Phụ có gì đó không phải. Họ nghĩ Sư Phụ chắc là sa ngã, nên họ bỏ đi hết rồi, thưa Sư Phụ. Con rất tiếc. Con có thể làm gì cho Sư Phụ? Con là người duy nhất còn lại”. Vị Minh Sư đáp: “Thế tại sao anh không theo họ luôn? Sao còn ở đây làm gì?” Đệ tử đó đáp: “Thưa Sư Phụ, lẽ ra con cũng theo họ rồi, nhưng con không biết đi đâu”. Ngài hỏi: “Tại sao vậy?” Anh nói: “Dù con đi tới đâu, Sư Phụ cũng sẽ tới đó”. Nghĩa là anh ta thấy Sư Phụ khắp nơi, vậy thì bỏ Ngài đi có ích gì? Sau đó dĩ nhiên Ngài chọn người này kế vị. Về sau này. Nhưng tôi nghĩ Ngài khảo họ quá khó, đúng không? Nếu là tôi thì tôi sẽ không tới đó. Tôi sẽ xây một cái [lầu xanh] rồi làm nó thành thiền đường. Ờ, làm nó thành thiền đường sau khi mấy người tệ đi hết. Rồi biến [gái lầu xanh] thành đệ tử hết, phải không? Thôi...
Còn một truyện khảo khác chắc tôi đã kể quý vị nghe rồi, về một Minh Sư muốn thử súng của Ngài. (Dạ chưa.) Chưa à? Được, nhỡ kể rồi thì quý vị giả bộ không biết, và cứ cười nha. Một hôm… Thật ra, một trong những vị Minh Sư đạo Sikh, tôi nghĩ đó là Đạo Sư Gobind Singh, nhưng không chắc nữa. Đạo Sư này, Ngài thích gươm, Ngài thích súng và đủ thứ kiểu đồ chơi đàn ông. Thời đó, họ phải chiến đấu rất nhiều với người Hồi giáo, bởi vì họ cũng có vấn đề về Thượng Đế khác nhau. Người Hồi giáo tuyên bố rằng Thượng Đế của họ tốt hơn Thượng Đế của người Sikh, còn người Sikh nghĩ Thượng Đế của họ tốt hơn của người Hồi, hoặc ngược lại, ai mà biết. Vì vậy, họ quấy phá lẫn nhau. Không hẳn vậy, người Hồi giáo đã cầm quyền, là chính phủ. Nên người Hồi đã gây cho họ rất nhiều khó khăn, cho nên Ngài cần súng và người-thân-ngựa, và các chiến binh. Thời đó hãy còn là thời máu đổ đối với những đệ tử đạo Sikh và các vị Minh Sư. Sau này họ giết nguyên cả gia đình, khủng khiếp lắm.
Nhưng một hôm, một số đệ tử mua cho Ngài một khẩu súng mới. Hồi đó, chắc là họ mới phát minh ra súng. Và khẩu súng đó tốt, không bị nổ ngược lại. Nên Ngài muốn thử nó. Rồi Ngài bảo một trong những thị giả gọi là trung tín nhất, luôn luôn tuyên bố: “Thưa Sư Phụ, Ngài là nhất, con sẽ theo Sư Phụ mãi mãi, v.v và v.v…” Thế là Ngài nói: “Được…” À, tôi quên tên [thị giả] này rồi. Thôi cứ gọi là ‘Laila’. Tên gì cũng được. “Ta muốn thử khẩu súng mới, nhưng ta cần một cái bia đỡ. Nhờ anh đứng đó để ta xem súng có tốt như họ quảng cáo không, có đáng đồng tiền mà đệ tử của ta bỏ ra không”. Laila mới nói: “Ồ, thưa Sư Phụ, con có thể chết vì Ngài, nhưng con có con cái, vợ con sẽ giết con nếu… … nếu bây giờ con chết, vợ con sẽ giết con”. Tưởng tượng được không? “Nếu con chết, cô ấy sẽ giết con”. Rồi vị Minh Sư nói: “Thôi, không sao, ta hiểu. Anh vô chuồng ngựa, bảo mấy người làm việc, người nào cũng được, tới đây, để ta dùng họ làm bia thử súng”.
Nghe vậy Laila đi vào chuồng ngựa truyền đạt thông điệp của vị Minh Sư. Ôi! Người nào cũng… Năm, sáu người đều chạy nhanh, chạy nhanh tới vị Minh Sư. Một người thì lo chải đầu, người nọ lo đội khăn vành, người kia thì lo cột dây giày. “Chúng con đây, thưa Sư Phụ! Con đây! Con đây!” Vị Minh Sư nói lần nữa là Ngài muốn có một tấm bia để thử súng. Tất cả những người này tranh nhau để được làm bia. Ai cũng nói với vị Đạo Sư là: “Ồ, anh này lo cho ngựa giỏi lắm. Anh ta phải sống để chăm sóc cho người-thân-ngựa”. Người kia nói: “Không, không, anh kia giỏi hơn. Anh ta chuyên về dinh dưỡng cho ngựa. Thiếu anh ta, người-thân-ngựa sẽ chết. Để con chết tốt hơn! Con làm bia đỡ đạn tốt hơn”. Hết người này tới người kia dành nhau chết. Cuối cùng vị Minh Sư đó nói: “Được, ta sẽ chọn một người”. Họ đẩy tới đẩy lui, cho nên vị Minh Sư nói: “Rồi, anh này, đi!” Thế là anh chàng lập tức đi ra, đứng đó, mỉm cười. Vị Minh Sư bắn một phát về phía anh ta, nhưng đạn bay trên đầu, không chết. Vị Minh Sư nói: “Ồ, ta chỉ khảo quý vị thôi. Giết quý vị làm chi?” Laila, người thị giả trung tín nhất, vô cùng hổ thẹn, anh nói: “Ồ, nếu con biết Đạo Sư chỉ muốn thử lòng tin của con, thì con đã đứng đó rồi!” Tin nổi không? Không biết xấu hổ! Đây là những câu chuyện hồi xưa, nhưng bây giờ vẫn còn rất ý nghĩa.
Nhiều người nói thương tôi, nhưng tới lúc tôi muốn họ làm gì đó, thì họ không làm. Không làm cho tôi, thậm chí làm cho Truyền Hình Vô Thượng Sư hay gì đó, cũng không. “Con làm cũng được… nhưng mà, tuy nhiên, có lẽ, viện đủ cớ…” Tôi thấy thật sự thương cho mấy người này. Tôi đâu có cần họ, chỉ muốn cho họ một cơ hội, thật vậy, một cơ hội cho họ thăng tiến nhanh, vì tôi nghĩ họ muốn như vậy. Ai cũng nói: “Thưa Sư Phụ, làm sao để tiến bộ nhanh? Làm sao là một đệ tử tốt? Con có thể làm gì cho Sư Phụ ngoài việc hành thiền? Xin cho con biết!” Rồi khi họ biết, thì lại viện đủ mọi cớ, vì có lẽ bên ngoài lôi cuốn hơn, hoặc kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc bạn gái không muốn họ đi, hay là ông chồng dễ thương quá, không biết nữa. Đây là vấn đề của thế giới này. Tôi đã nói rồi, khi chúng ta ở đây rất khó ra khỏi mà bình an vô sự. Không dễ, không dễ chút nào. Tôi không trách quý vị gì hết. Nhưng đừng nói với tôi mấy chuyện to tát này, rằng quý vị sẽ chết cho tôi này nọ. Tôi không cần ai chết cho tôi. Tôi cần quý vị sống! Để quý vị còn thiền nhiều hơn, để đẳng cấp quý vị lên cao hơn khi thật sự lìa đời. Đừng có đòi chết sớm quá vậy. Thiên Đàng đầy những người chết sớm và vô dụng.
Tôi muốn nói quý vị nghe về… Quý vị muốn (tôi) đọc một bài thơ không? Tôi ngâm thơ không hay lắm. Có lẽ có người ngâm hay? Có ai biết ngâm thơ tiếng Anh không? Tôi không nghĩ quý vị có thể ngâm nhiều bằng tiếng Anh, phải không? Có thể ngâm bằng tiếng Âu Lạc (Việt Nam) nhưng tiếng Anh thì không, phải không? Chỉ có thể đọc thôi, phải không? (Dạ, chỉ đọc thôi. Không giống tiếng Âu Lạc [Việt Nam].) Không hả? Được. Để tôi thử xem… Hay là mình bỏ dấu tiếng Âu Lạc (Việt Nam) vô, như… Chắc buồn cười lắm hả?
“Anh, người lo…” Chắc không được rồi. (Dạ.) Đúng không? (Dạ.) Đây là thơ của Minh Sư Rumi. Tựa đề là “Hãy Nhớ Ai Cập”. Nhớ Ai Cập? Không nhớ? Quý vị không nhớ truyện Ai Cập hả? Dân nô lệ, Ngài Mô-sê? (Ồ, dạ nhớ.) Được rồi. “Anh, người lo với những dự định du hành, hãy đọc lại trong kinh Qur'an chỗ Mô-sê dẫn dân tộc Do Thái thoát khỏi vòng nô lệ. Anh, người cuống cuồng muốn có thêm tiền, hãy nhớ…” Biết không, nếu quý vị lo về tiền bạc nhiều quá, thì hãy ráng nhớ điều này, ý Ngài là như thế. Nhớ cái gì? “…những gì họ đã buông bỏ để lang thang trong hoang dã. Anh, người cảm thấy tổn thương, hãy nhớ những mái lều và nhà cửa bỏ lại đàng sau. Anh, người dẫn cộng đồng qua những khó khăn, hãy đọc về nhiều suối nước mà họ đã bỏ đi để có tự do”. Vì đây là bài thơ, nên họ cắt vài chỗ hơi khác thường. Bình thường mình nói: “về nhiều suối nước mà họ bỏ đi để có tự do”. Nhưng họ cắt câu cho nó có vần, tôi nghĩ vậy. “Anh, người mặc trang phục có vẻ thanh lịch, anh, người rất có duyên, hãy nhớ dung nhan của mình sẽ thối rữa thành cát bụi ra sao. Anh, người có nhiều của cải, ‘Họ đã rời bỏ vườn tược và những dòng suối chảy êm đềm’”. Ý Ngài nói những người nô lệ Do Thái thời đó. Họ phải bỏ lại hết để chạy trốn khỏi Ai Cập, đi theo Mô-sê tìm tự do. Nên họ đã bỏ lại tất cả đàng sau.