Cho nên, lỡ quý vị vô tình đi đâu gặp thú hoang, nếu họ đe dọa thì cứ bảo họ: “Bình tĩnh, bình tĩnh! Ta vô hại! Ta là người tốt, người tốt”. “Ta là người tốt”. Họ sẽ hiểu. Nhưng đừng có đi đại vô mấy nơi hoang dã rồi gặp thú hoang này nọ. Muốn cho họ ăn thì đứng xa, chờ tới khi họ biết quý vị, tới khi quý vị chắc chắn. Nhưng quý vị không bao giờ biết chắc. Còn tùy từ trường của quý vị, đôi khi chỉ cần một chút gây hấn trong đầu quý vị là họ biết liền.
Họ là những chúng sinh đẹp! Rất, rất tình cảm. Như mỗi lần tôi cho người-thân-thiên nga ăn, nhiều khi thoáng nhìn mình không nhận ra chú nào với chú nào. Tôi nói: “Con có phải là Sai Sai không?” Chú trả lời: “Ứm… ứm…!” Đó có nghĩa là “Phải!” Khi thấy tôi để miếng bánh mì xuống, chú nói: “A, xin cảm ơn Ngài!” Vẫy đuôi, vẫy như người-thân-chó vậy đó! Người-thân-vịt cũng vậy. Trước kia, tôi chạy xe gôn tới, tới lúc quay xe lại, xe kêu bíp, bíp, bíp – là họ biết rồi. Cả gia đình đi ra chờ ngoài bờ hồ, vẫy đuôi và… Quạc, quạc, quạc, quạc! Như người trong gia đình. Người-thân-thiên nga còn cố gắng bảo vệ tôi, giống như một người-thân-chó! Nhưng mai mốt quý vị sẽ biết hết, trong sách đó. (Dạ.) Chú bảo vệ tình cảm của tôi.
Thôi, kể quý vị nghe cho rồi. Một phần thôi nha. Có lần, tôi cắm lều cạnh chỗ họ sống trên hòn đảo nhỏ – tôi cắm lều ở đó. Một ngày, vào buổi sáng, tôi nghe thấy tiếng kêu rất to của mấy người-thân-chim – người-thân-chim cuốc và người thân chim chào mào hoặc loại gì đó. Tôi đi ra xem thì thấy một vịt mẹ – vì quá bảo vệ con mà cô nhấn chìm người-thân-chim cuốc suýt chết đuối luôn. Cô ta cắn và hành hạ cô chim kia quá chừng. Ồ, tôi kinh hoàng quá, tôi nói: “Trời ơi, không thể tin nổi! Không thể tin chuyện ngươi đang làm!” Tôi nói với người-thân-thiên nga: “Con thấy không?” Người-thân-thiên nga đứng cạnh tôi. Họ ở gần chỗ tôi trên đảo, cạnh nơi tôi cắm lều. “Con có thấy không?” Trời ơi, không thể tin nổi! Tôi rất đau lòng. Thấy cảnh đó tôi rất đau lòng. Tôi nói: “Trời ơi, cô vịt đó cắn cô chim kia gần chết rồi! Chắc là cô sẽ giết chết cô chim kia!” Nhưng không có ai ở đó. Tôi chỉ nói với người-thân-thiên nga.
Quý vị biết Sai, người-thân-thiên nga trống đó? Chú ấy rời tổ; lúc đó chú đang rỉa lông, khi nghe tôi nói, chú nhìn tôi, rồi rời khỏi tổ, đi một mạch xuống, đuổi người-thân-vịt kia đi. (Hay quá!) Xong rồi chú trở lại. Không cắn hay là gì cả, chỉ đuổi người-thân-vịt kia đi thôi. (Hay quá!) Xong rồi chú trở lại chỗ tôi, và nhìn tôi. Ờ! (Hay thật!) Tôi nói: “Cảm ơn con. Nhưng ta vẫn còn đau lòng lắm. Ta không tin các ngươi đối xử với nhau như thế!” Tôi nói vậy đó. Tôi la lên, nói: “Họ làm ta đau lòng quá. Họ làm đau người-thân-chim cuốc kia, cũng giống như làm đau ta!” Tôi nói với người-thân-thiên nga như vậy, và chú ấy hiểu. Chú rời khỏi tổ, đuổi cô vịt kia đi một cách nhẹ nhàng. Xua, xua, xua cô vịt đi, ra khỏi tầm mắt của tôi. Xong chú quay về tổ với mấy đứa con của chú. Rồi chú nhìn tôi: “Xong rồi! Con la nó rồi!” Đại khái vậy. Quý vị không cần phải là nhà ngoại cảm mới hiểu.
Nhiều lần, họ làm tôi cảm thấy vui, vui vô cùng. Ý nói, tôi đã rất giận, rất buồn và chú biết như thế. Nên chú làm tôi cảm thấy như: “Con hiểu. Để con lo liệu chuyện đó”. Và chú đã làm. Trời ơi, quý vị phải ở đó mới biết được, vì nói bằng lời thật sự không thể diễn tả… Nói vậy là hết cỡ rồi đó. Quý vị phải ở đó mới biết được, cảm thấy những gì tôi cảm nhận, và để biết được sự giao tiếp giữa chúng tôi. Thật tình chú đã giúp tôi. Đôi khi chú đuổi người-thân-vịt đi, hoặc là đuổi… Thường thì chú không đuổi người-thân-vịt, chỉ đuổi -ngỗng thôi. Người-thân-ngỗng cũng to lớn như -thiên nga, cùng ăn một loại thức ăn, cũng có vẻ oai phong như họ vậy, nên chú ấy không thích. Nhất là khi chú có các con nhỏ, ồ rất là hung hăng. Đừng bao giờ kiếm cách làm gì hoặc lại gần khi họ có con nhỏ. Tôi không bảo đảm. Hung hăng lắm! Nhưng họ biết tôi, nên họ để tôi đến, để tôi cắm lều bên cạnh, như thế này… lúc nửa đêm! Vì tôi nghĩ sáng hôm sau thế nào trứng cũng nở, nên phải chụp hình đúng lúc các con nhỏ chui ra. Nên nửa đêm tôi kéo lều như thế, đến gần cái tổ, hỏi rằng: “Tối nay ta cắm lều được không?” Thế thôi! Họ nói: “Hứ… hứ!” Thế là tôi cắm lều. Rồi họ không làm gì hết!
Nhưng có lần tôi lấy một cái que, vì thấy thiên nga mẹ có một cái que từ trong tổ chĩa ra gần cổ của cô ấy, tôi muốn dùng cái que này để khều cái que kia ra. Thế mà cô nàng gọi thiên nga trống về, thiên nga trống từ xa bay về ngay lập tức! Anh chàng đến chỗ tôi: “Hả! Ngài làm gì vậy? Ngài làm gì vậy? Ngài muốn làm gì chứ?” Tôi nói: “Không, không! Ta là người tốt, người tốt. Con biết ta tốt với con mà. Ta là người tốt. Ta chỉ muốn giúp thôi”. Thế là chú bình tĩnh ngay. Vừa mới nghe nói: “Ta chỉ muốn giúp thôi”. là chú hạ xuống… hoàn toàn bình tĩnh lại. Không có… Vì khi chú nổi giận, chú xù lông lên lớn gấp 4, gấp 5 lần, nhướng cổ lên trời, tiến về phía tôi. Tôi liệng cái que đi, và nói: “Không, ta chỉ muốn giúp thôi”. Thế là chú bình tĩnh lại ngay lập tức, rồi trở ra hồ nước. Thậm chí cũng không đứng đó nhìn tôi rời đi. Không, chú trở ra chỗ nước. Mọi chuyện bình an trở lại, thân chú nhỏ lại liền! Chú hiểu hết những gì tôi nói bằng tiếng Anh! Tin không chứ? Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng cần ngôn ngữ. Nhưng loài người chúng ta dùng ngôn ngữ con người, nên tôi quên. Tôi nói: “Ta là người tốt, người tốt! Không, con biết ta tốt với con mà, đúng không? Ta chỉ muốn giúp thôi!” Khi chú nghe thấy chữ “giúp”, lập tức chú hạ xuống hết, và đi về phía hồ nước, lo việc của chú, đi thật xa. Thậm chí cũng không ở gần đâu đó để canh chừng gì cả. Không, không!
Bình thường, nếu tôi có thị giả đi theo, một nam thị giả đi theo, ồ, chú đến gần thuyền, muốn chặn thuyền lại. Chú ra phía trước thuyền lượn qua lượn lại, bay tới bay lui. Nếu mình không nghe lời, chú sẽ xông tới, bay nhào vào thuyền muốn tấn công, vì mấy cái trứng. Rồi tôi nghĩ: “Ồ, đi thuyền ra phiền toái quá”, vì chú có thể bay sà tới thuyền của mình bất cứ lúc nào. Chú trên đầu mình, chú có lợi thế hơn. Chú chưa có tấn công, nhưng rất là hùng hổ làm mình sợ. Rồi tôi nghĩ làm một cây cầu băng ngang, loại cầu thô sơ nhưng tôi đi lên được. Chỉ cần bắc mấy sợi dây cáp, rồi đặt lên đó cái hàng rào, buộc vào [dây cáp], thế thôi. Thế là tôi có thể đi lên cái hàng rào trên mặt nước, sang hòn đảo. Nhưng trước đó, chú đi xung quanh như muốn hỏi: “Ngài làm gì vậy? Ngài làm gì vậy? Ngài đến gần vậy làm chi?” đủ thứ này nọ. Tôi nói: “Không, không, ta chỉ muốn giúp con thôi, được không? Nghe này, ta làm một cái cầu, cái cầu rất nhỏ, không cản trở con chạy quanh hồ. Ta chỉ muốn giúp, nhỡ các con của con cần giúp. Vì ta không thể đi thuyền để cho vợ và các con của con ăn khi chúng chào đời. Ta muốn giúp con”. Thế là chú không làm gì hết. Lập tức để mình tự do, và chú không lo lắng nữa. Chú chạy quanh quẩn, nhưng không còn xù lông lên, không còn hăm he mình nữa. Chú hiểu hết.
Cho nên, lỡ quý vị vô tình đi đâu gặp thú hoang, nếu họ đe dọa thì cứ bảo họ: “Bình tĩnh, bình tĩnh! Ta vô hại! Ta là người tốt, người tốt”. “Ta là người tốt”. Họ sẽ hiểu. Giải thích cho họ biết tại sao quý vị có mặt ở đó và quý vị đang làm gì. Họ hiểu hết. Nhưng phải nói lẹ. Nói lẹ nha. Nói lẹ, nói lẹ. Nhưng đừng có đi đại vô mấy nơi hoang dã rồi gặp thú hoang này nọ. Muốn cho họ ăn thì đứng xa, chờ tới khi họ biết quý vị, tới khi quý vị chắc chắn. Nhưng quý vị không bao giờ biết chắc. Còn tùy từ trường của quý vị, đôi khi chỉ cần một chút gây hấn trong đầu quý vị là họ biết liền.
Vì có lần, tôi giận chú quá vì chú đuổi hết mấy người-thân-ngỗng đi. Khi tôi muốn cho ngỗng ăn thì chú lại xua ngỗng đi. Làm bá chủ nguyên cái hồ đó! Tên chú in khắp mọi nơi. Tôi mới nói: “Sai, con hư quá! Hư quá! Hư quá! Ta thật sự không thích cách cư xử của con. Con phải thay đổi mới được”. Nhưng chú không nghe. Lần sau, tôi lại la chú nữa, và chú cảm thấy hối lỗi. Chú nói: “Xin lỗi Ngài”, rồi cúi đầu xuống. Ừ, chú xin lỗi. Tôi nói: “Thì đừng làm vậy nữa!” Chú nói: “Dạ”.
Hôm sau lại làm vậy nữa. Nên tôi giận, nhưng lười không muốn nói nữa. Tôi nói: “Ta lười không muốn nói với ngươi nữa. Không muốn nói với ngươi. Không muốn nhìn mặt ngươi. Đi đi! Đi đi! Ăn rồi đi đi!” Sau đó tôi nói với thị giả, tôi nói: “Ồ, biết sao không? Tôi muốn bắt cái tên này! Để mấy bạn khác được tới ăn dễ dàng”. Vì hình như anh chàng muốn làm bá chủ nguyên cả cái hồ, thậm chí tôi không thể cho người-thân-ngỗng ăn. Vì chú có mấy cái trứng, nên chú canh chừng cả cái hồ. Cả ngày lẫn đêm, chú không chợp mắt chút nào, nói quý vị hay. (Chà!) Thật vậy. Chỉ sau khi các con của chú chào đời, lớn thêm một chút, thì có lần tôi bắt gặp chú ngủ. Quý vị biết sao tôi biết không? Chú ngáy! Như mọi người khác. (Vậy ạ?) Ờ! À, hồi nãy nói gì?
Ồ, tôi chỉ nói với thị giả: “Ôi chao, tôi muốn bắt cái tên này, thì mình mới có thể cho tất cả các tạo vật khác đến đây ăn được. Chỉ nói với thị giả vậy thôi, chứ tôi không làm gì cả. Thế mà hôm sau, chú thấy tôi là chú: “Hừừừ…!” Chú đi tới với… thân hình xù lên gấp 5 lần, đến chỗ tôi: “Hừừừ!” Rồi giật túi bánh mì từ tay tôi, tôi thậm chí chưa kịp mở ra. Tôi nói: “Được, ăn đi!” Rồi tôi bỏ đi. Vợ chú thấy xấu hổ quá, dẫn hết các con đi, bỏ anh chàng ở lại. Cảm thấy buồn giùm tôi, thấy có lỗi, nên dẫn các con đi. Không gây gổ với anh chàng, mà chỉ tỏ thái độ phản đối.
Quý vị không biết đâu... Quý vị không biết người-thân-thiên nga mái này nói chuyện với tôi nhiều như thế nào đâu. Anh chàng hiểu hết ngôn ngữ, cô nàng cũng vậy. Nhưng đàm thoại bên trong… Cô nàng có thể thấy, chao ôi, hàng ngàn năm trước và cả hàng ngàn năm sau. (Trời ơi.) Cô nàng cho tôi biết ai tốt, ai xấu. Ai lại gần, mà không tốt. Cô nàng cho tôi biết rất nhiều điều. Thôi được, quý vị đi ăn đi. Lát nữa gặp sau.