Khi có người trông khờ khạo, nhưng chưa chắc họ khờ thật đâu. Và khi có người trông hiền lành, nhưng không chắc là họ hiền đâu. Hiểu không? Hãy nhìn cách họ làm việc, xem kết quả từ công việc hoặc nỗ lực của họ, thì mới biết được bên trong họ. Chớ đừng nhìn bề ngoài mà phán xét người đó tốt hay không tốt. Hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.) Cũng tương tự [khi] đi tìm một vị Thầy (tâm linh).
Có một học giả, ông ta có học thức rất cao, và là người rất trong sạch và rất tốt. Nhưng xung quanh ông toàn là những quan liêu tham ô, xấu xa ở trong chính quyền, điều đó làm ông cảm thấy rất bực bội. Thành ra một ngày nọ, ông thử làm gì đó, bởi vì ông là một học giả, rất nổi tiếng là liêm chính và rất thông minh. Thành ra rất nhiều chính trị gia đến nhà ông để thăm hỏi, mặc dù nhà ông thật sự rất nhỏ bé, túp lều tranh, giống như chúng ta vậy, cũng như vầy. Hoặc có lẽ giống như nhà tôi – chẳng có gì bên trong hết. […]
Nên một ngày nọ, vị học giả này có nhiều quan lớn đến thăm – nhiều chính trị gia nổi tiếng – và ông ráng làm điều gì đó. Mặc dù ông ấy có lẽ là người ăn thuần chay, nhưng mà những người này thì không ăn chay, họ đòi ăn thịt (người-thân-động vật). Cho nên ông ấy mới nói với Sư Phụ Thanh Hải – đại khái vậy – Ngài mới nói: “Được thôi, cứ cho họ ăn. Nếu họ muốn đi địa ngục thì cứ để họ đi”. Dù sao, mình tôn trọng quyền tự do của mỗi cá nhân, phải không? Tự do lên Thiên Đàng hoặc tự do xuống địa ngục. Sau khi nói với họ tất cả những điều tốt đẹp và tặng họ sách biếu: “Cách Trở Thành Người Thuần Chay và Tại Sao”, mà họ không theo, thì chúng ta có thể làm gì?
Tôi đã kể truyện cười về hai người đi máy bay rồi, phải không? (Dạ rồi.) (Dạ chưa.) Quý vị nghe qua chưa? (Dạ chưa.) Chưa? Tại sao? Tại sao có người rồi, có người chưa? Thôi, phí thời giờ của quý vị lần nữa vậy. Có hai người đi máy bay giống như tôi với quý vị. Chúng ta cần đi đâu đó bằng máy bay. Và cả hai người cùng gọi thức ăn thịt (người-thân-động vật). Người kế bên thì gọi đậu hũ vì ông là một trong những đồng tu [như] chúng ta. Còn hai người kế bên thì gọi thịt (người-thân-động vật). Khi cô tiếp viên đem [đồ ăn] đến, nói: “Đây là đậu hũ cho ông, và đây là -heo cho ông, còn đây là -gà cho ông”, cho hai người kế bên. [Nhưng] họ cãi lại, nói: “Không, cả hai chúng tôi đều là heo hết”. Thịt (người-thân-heo).
Cho nên ít ra nếu quý vị ăn đậu hũ, thì người ta chỉ có thể nói quý vị là đầu óc bã đậu. Ít ra họ không nói quý vị là heo, hay chó, hay là gà hay gì đó. Ở Âu Lạc (Việt Nam) nếu bị người ta nói: “Đồ gà chết”, là xúc phạm ghê gớm lắm. Ở Mỹ, họ có nói vậy không? (Dạ không.) Không hả? Vậy chứ khi quý vị tệ hại thì họ gọi mình là gì? (Đồ gà.) Đồ gà sống hả? Đúng hả!? Thay vì đồ -gà chết, họ gọi là đồ -gà sống, phải không? Được rồi. Ít ra, quý vị còn sống. Minh sư tại thế và minh sư vãng sanh khác nhau, phải không? Truyện cười này chắc quý vị không hiểu, nên thôi bỏ qua. Tìm truyện khác.
Rồi, đây là truyện cười khác. Truyện này không phải là thuần chay. Nhưng ít ra cũng cho quý vị biết người thuần chay thế nào. Tôi nói để quý vị mừng là mình là người thuần chay. Có một người rất giàu có, và ông ta rất nghiện rượu. Một ngày nọ, ông phải đi ra ngoài, và ông lo là khi vắng nhà, gia nhân sẽ ăn thức ăn của ông hay là uống rượu ngon của ông, khi ông đi vắng. Dù ông đã cẩn thận lắm rồi và chọn một người khờ khạo… [Ông tưởng] ông đã chọn một gia nhân khờ khạo để người này không biết bịp bợm và không biết ăn trộm đồ ăn này kia, hoặc không biết kiếm cớ này cớ nọ. Dù vậy ông vẫn cẩn thận, lo lắng về người gia nhân này. Ông mới nói với anh ta: “Này. Bây giờ anh ở nhà trông nhà cho tôi. Có một miếng thịt (người-thân-heo) đang treo ở trên bếp đó. Hãy trông chừng. Đừng đụng tới nó! Rồi còn một (người-thân-)gà, còn sống, [trong chuồng] cạnh nhà bếp. Cũng đừng có đụng tới nó. Và để ý xem chừng, đừng để cho (người-thân-)chó, -mèo tới ăn những thứ này”. Ông ta còn nói: “À, còn một chuyện nữa… có một cái hũ ở đằng kia được đậy kỹ lưỡng. Đó là hũ thuốc độc dùng để bẫy (người-thân-)chuột, đừng có đụng tới nó!” Đó là hũ rượu, nhưng ông ta nói: “Đây là thuốc độc. Nếu (người-thân-)chuột uống phải là chết liền. Cho nên đừng có đụng tới nó”. Nói xong ông đi.
Rồi người gia nhân này đi lấy miếng thịt heo, nướng lên ăn. Rồi anh ta đi lấy (người-thân-)gà, cũng giết rồi ăn luôn. Đồng thời, lấy hũ rượu ra để nhậu với thức ăn, và cảm thấy thật là sung sướng và say sưa, sau đó lăn đùng ra ngủ ngon lành. Ồ! Khi người chủ về thấy người gia nhân ngủ trên ghế sa-lông. Và cũng ngửi thấy mùi rượu. Và xương (người-thân-)gà thì rơi vãi khắp nơi. Trong lúc ngủ, anh ta đá chúng lung tung. Ông chủ kêu người gia nhân dậy, hỏi: “Này! (Người-thân-)gà của ta đâu rồi? Miếng sườn -heo đâu? Cái hũ thuốc độc đó đâu mất tiêu rồi?” Rồi người gia nhân này cố tình khóc, khóc rất lớn. Rồi anh ta quỳ xuống đất, nói: “Xin ông tha cho con! Con rất là vâng lời ông. Con cố gắng trông nhà và mọi thứ. Nhưng mà xui quá, có một (người-thân-)mèo tới, leo lên cái nóc bếp, rồi lấy miếng thịt heo xuống ăn. Và một (người-thân-)chó thấy (người-thân-)mèo ăn vậy; nó cũng bắt (người-thân-)gà rồi chạy đi ăn luôn. Con sợ ông chủ về sẽ la hay giết con, nên con mới uống hũ thuốc độc”. “Nhưng không biết sao con chưa chết?” Anh ta muốn tự tử, nhưng không chết.
Thành ra, quý vị phải cẩn thận với con người. Khi có người trông khờ khạo, nhưng chưa chắc họ khờ thật đâu. Và khi có người trông hiền lành, nhưng không chắc là họ hiền đâu. Hiểu không? Hãy nhìn cách họ làm việc, xem kết quả từ công việc hoặc nỗ lực của họ, thì mới biết được bên trong họ. Chớ đừng nhìn bề ngoài mà phán xét người đó tốt hay không tốt. Hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.) Cũng tương tự [khi] đi tìm một vị Thầy (tâm linh). Bởi nhiều người thích ngọt ngào, thích lời êm tai, giọng dịu dàng và thích cách cư xử lịch sự và những người hợp với mình, làm hài lòng cái bản ngã, cặp mắt, và những thói quen của mình. Cho nên, chúng ta rất dễ dàng thích tìm vị Thầy hay vị Minh Sư có tính cách hiền dịu, lúc nào cũng nói nhẹ nhàng và lịch sự, đại khái vậy. Nhưng đó chỉ là cá tính, hay có lẽ đã được huấn luyện như những tiếp đãi viên trên máy bay thôi. Không nhất thiết người đó có thể làm gì tốt cho mình hay là có chánh pháp bên trong. Nhiều người nói chuyện rất dịu dàng, nhưng họ làm những chuyện vô cùng tai hại cho chính họ và cho xã hội. Và kết quả lúc nào cũng xấu và tiêu cực. Cho nên, trong trường hợp đó, người trông có vẻ dịu dàng hay là nói năng nhẹ nhàng đang làm những điều không tốt cho chính họ và cho xã hội, nói chung. Thành ra, kết quả của cuộc sống, của công việc hay các nỗ lực của mình mới cho thấy rõ ràng bản chất của mình. Chớ không phải chúng ta trông ra sao, phản ứng ra sao hay là mình sống như thế nào. Có hiểu không? (Dạ hiểu.)
Thành ra, quý vị có nghe ngày xưa, Chúa Giê-su thậm chí dùng cây gậy hay gì đó để đuổi những người đổi tiền ra khỏi nhà thờ. Ngài còn lật đổ mấy cái bàn của họ nữa. Trông như rất không tao nhã đối với một vị Minh Sư, nhưng Ngài đã làm lợi ích vô vàn cho nhân loại. Ngài thậm chí đã hy sinh mạng sống cho chúng ta và các môn đồ của Ngài thời đó. Và những lời dạy tốt đẹp của Ngài vẫn còn mang lại rất nhiều lợi ích cho toàn thể nhân loại tới ngày nay. Còn nhiều người nói năng nhỏ nhẹ, có lẽ những bà nội trợ hay quan chức, chưa bao giờ làm được gì vĩ đại như thế. Có lẽ còn làm hại chính họ, gia đình họ, và cả xã hội nữa, tại vì họ không biết điều gì tốt hơn. Nhiều khi họ sinh ra với dây thanh âm hơi khiếm khuyết. Nên họ nói rất là nhỏ nhẹ, không thể nói lớn tiếng. Hay là bị nghẹt cổ họng gì đó. Không bao giờ biết được. Cho nên chúng ta phải cẩn thận coi mình muốn gì và cách chúng ta phán xét người ta. Đừng nhìn bề ngoài bởi vì bề ngoài luôn luôn rất dễ làm cho lầm lẫn. Phải vậy không? (Dạ phải.) Được rồi.
Photo Caption: Hãy Tỉnh Dậy, Những Linh Hồn Ngủ Vùi. Hãy Tìm Thượng Đế!